| Hotline: 0983.970.780

Vén màn bí mật về các cháu bé "mất tích" tại chùa Bồ Đề (bài 2)

Thứ Bảy 09/08/2014 , 09:36 (GMT+7)

Nguyệt khai không có thu nhập gì khác ngoài việc bán quần áo, nhưng trong số các giấy tờ tìm thấy tại nơi ở của Nguyệt có cả những giấy gửi tiền rút tiền mặt lên đến cả chục nghìn USD.

Trở lại với việc nhiều cháu bé hiện còn chưa biết rõ đang ở đâu, trong thông tin mới nhất từ phía CQĐT, qua xác minh ban đầu, việc Phạm Thị Nguyệt đã nhận nuôi bao nhiêu cháu bé vẫn là một ẩn số.

>>Vén màn bí mật về các cháu bé "mất tích" tại chùa Bồ Đề (bài 1)


Giấy cho con tìm thấy tại nơi ở của Nguyệt, nhưng phần đề tên người nhận còn để trống rất khó hiểu.

Đối tượng này tỏ ra khá lì lợm và xảo quyệt trong việc cung cấp thông tin cho CQĐT. Căn cứ vào những lời khai ban đầu của Nguyệt, CQĐT đã mời người chồng thứ 2, đã đăng kí kết hôn nhưng chưa cưới, là Hữu, một lái xe taxi, quê ở xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên lên làm việc. Cùng lúc, lực lượng CA phát hiện còn một người nữa, là người tình của Nguyệt, tên là Vũ, tạm trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai.

Như vậy, ngoài việc khai báo gian dối về nguồn gốc của các cháu bé Đức Anh, Gia Hân, Cù Nguyên Công, Nguyệt cùng lúc có quan hệ với hai người đàn ông, là Vũ và Hữu. Cả hai người đàn ông này không biết nhau, và cũng không biết mình là nạn nhân của Nguyệt. Với Vũ, Nguyệt nói dối đủ điều về thân phận. Cả hai có quan hệ khá sâu đậm với nhau, Nguyệt đã nói với Vũ đưa cho cô ta 40 triệu đồng để làm các xét nghiệm,làm thụ tinh trong ống nghiệm. Tin lời người tình, Vũ đã đưa cho Nguyệt số tiền trên, nhưng Nguyệt đã mang số tiền đó đi chi tiêu vào việc khác.

Đối với Hữu, trong một thời gian dài, ngoài việc chăm sóc Nguyệt và những đứa trẻ mà Nguyệt nói con của anh ta, khi được mời lên CQĐT làm việc, người đàn ông này mới vỡ lẽ mình bị lừa, Nguyệt không hề sinh nở, những đứa trẻ không phải con đẻ của Hữu.

Tuy nhiên, một chi tiết rất đáng lưu ý, đó là trong khi làm việc với CQĐT, Hữu có đề nghị Nguyệt mang trả lại cho anh ta một đứa con, là bé trai mà Nguyệt không khai báo với các ĐTV, theo Hữu, Nguyệt nói gửi con sang Thái Lan chơi nhà người quen nhưng đến nay chưa thấy đưa về.


Đối tượng Phạm Thị Nguyệt (trái) và Nguyễn Thị Thanh Trang tại cơ quan công an. (Ảnh do cơ quan công an cung cấp)

Đấu tranh với Nguyệt, đối tượng này thừa nhận đang gửi một cháu bé sang Thái Lan, nhưng đó là gửi sang chơi nhà người thân trong gia đình, đến nay “kẹt” chưa đưa về được.

Một chi tiết cũng đáng lưu ý, đó là Nguyệt không có thu nhập gì khác ngoài việc đã khai là bán quần áo, nhà phải đi thuê trọ, nuôi 3-4 đứa trẻ, nhưng trong số các giấy tờ tìm thấy ở nơi ở của đối tượng này, có cả những giấy gửi tiền rút tiền mặt lên đến cả chục nghìn USD. Và đối tượng này có mối quan hệ khá mật thiết với Trang, đối tượng quản lý nhà Mở chùa Bồ Đề.

Kết nối với những thông tin mà anh Thanh Long, bố đỡ đầu cháu Cù Nguyên Công cung cấp, thì có những điểm khá trùng khớp: Ngày 12/2/2014, khi anh Long gọi điện thoại cho Nguyệt để hỏi thăm về cháu Công, Nguyệt nói hiện đang nuôi hai bé sinh đôi 17 tháng tuổi, một bé gái 3 tháng tuổi và nuôi thêm cháu Công.

Như vậy vào thời điểm trước khi cháu Công mất, Nguyệt nuôi tới 4 đứa trẻ, nhưng vào thời điểm bị bắt, tại nhà Nguyệt ngoài cháu Công đã mất, chỉ còn hai cháu Đức Anh, 22 tháng tuổi và Gia Hân, 8 tháng tuổi, tháng tuổi của các cháu trùng khớp với thông tin Nguyệt nói với anh Long trước đó, nhưng còn một cháu trai “sinh đôi” với Đức Anh thì “biến mất”.

Trong giấy tờ được tìm thấy tại nơi ở của Nguyệt, có Giấy cam kết cho con của một phụ nữ, chính là mẹ đẻ cháu Gia Hân, nhưng phần người nhận con nuôi lại bỏ trống rất khó hiểu.

Liệu những đứa trẻ Nguyệt đã từng nuôi, chăm sóc có phải là những đứa trẻ được lấy ra từ chùa Bồ Đề hay không? Chính xác đối tượng này đã nhận nuôi bao nhiêu trẻ, và đứa trẻ hiện chưa xác minh được liệu có “kẹt” lại Thái Lan đúng như Nguyệt nói hay không, câu trả lời còn đợi phía CQĐT làm rõ.

Theo phapluatxahoi.vn

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm