| Hotline: 0983.970.780

VGR vững vàng thế trận

Thứ Tư 09/07/2014 , 08:20 (GMT+7)

Sự cố biển Đông cũng gây ảnh hưởng lớn đối với SXKD, xuất khẩu cao su. 

PV NNVN đã có buổi trao đổi với ông Lê Xuân Hòe (ảnh), Phó TGĐ Tập đoàn Công nghiệp cao su VN (VRG).

12-45-32_ong-le-xun-hoe

Ông có thể cho biết hoạt động SXKD hiện tại của VGR?

Thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên đang trì trệ, sụt giảm mạnh so với đỉnh điểm vào năm 2011. Thế giới sẽ thừa khoảng 714.000 tấn mủ cao su trong khi nhu cầu tiêu thụ vẫn trầm lắng dẫn đến lượng tồn kho tăng tạo áp lực giảm giá từ đầu năm đến nay.

Mặc dù bối cảnh khó khăn chung của ngành cao su là vậy nhưng VRG vẫn luôn vững vàng trên mọi thế trận. Tính đến thời điểm giữa năm 2014 này, VRG quản lý trên 400.000 ha cao su. Trong đó, tại Campuchia 75.000 ha, Lào 27.000 ha, diện tích còn lại đầu tư phát triển trong nước.

Lực lượng lao động toàn tập đoàn lên đến trên 130.000 người đều có việc làm ổn định, thu nhập bình quân đạt từ 5 triệu đ/người/tháng trở lên.

Riêng 6 tháng đầu năm, chúng tôi đã khai thác được 59.874 tấn mủ cao su, đạt 23,1% kế hoạch năm; sản lượng mủ thu mua đạt 13.028 tấn, bằng 19,1% kế hoạch năm; chế biến 75.308 tấn, bằng 22,2% kế hoạch 2014; sản lượng cao su đã tiêu thụ tính đến cuối tháng 6, đạt 81.810 tấn, doanh thu đạt 3.728 tỷ đồng. Giá bán bình quân ước đạt 45,5 triệu đ/tấn bằng 75,5% so với cùng kỳ năm 2013.

Có thể nói cao su của chúng ta chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường Trung Quốc. Làm thế nào mở rộng thị trường, bớt lệ thuộc một thị trường nhất định, thưa ông?

Ngay từ đầu năm 2014, VGR đã nhận định tình hình thị trường tiêu thụ cao su sẽ không thuận lợi nên chúng tôi đã chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với diễn biến của thị trường từng ngày, từng giờ.

Theo đó, chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường ký kết các hợp đồng dài hạn với khách hàng truyền thống; tích cực tìm kiếm khách hàng mới để SX đến đâu tiêu thụ đến đó; linh hoạt xây dựng nhiều phương án SXKD để có giải pháp ứng phó phù hợp với diễn biến thị trường.

Tập đoàn cũng giao cho các đơn vị tập trung xây dựng chất lượng, thương hiệu sản phẩm theo quy trình quản lý và quốc tế hóa để sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Đồng thời xúc tiến thương mại đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường XK mới.

Đặc biệt, VRG đã cùng Hiệp hội Cao su VN triển khai xây dựng đề án quản lý chất lượng cao su thiên nhiên phù hợp với điều kiện VN và phương án xây dựng cao su nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cao su VN trên thị trường quốc tế.

Với tình hình thực tế như hiện nay, liệu ngành cao su đã cận kề khủng hoảng, thưa ông?

Như tôi đã nói, giá mủ cao su trên thị trường quốc tế mà chúng tôi bán ra vẫn giữ được mức trên 45,5 triệu đ/tấn thì chưa thể gọi là lỗ. Sang tháng 7 này, dù giá mủ có tụt xuống, còn khoảng 38 - 40 triệu đ/tấn thì chúng tôi vẫn còn lãi từ 5 triệu đ/tấn trở lên.

Nếu trường hợp giá tụt giảm xuống mức thấp hơn nữa, chúng tôi đã có phương án đối phó bằng cách bình ổn giá nội bộ cho người lao động đến khi giá cao su ổn định thì tiếp tục xuất bán.

Ngoài phát triển cây cao su chúng tôi còn tổ chức phát triển nhiều mô hình trang trại SX hàng hóa; phát triển chăn nuôi trang trại; trồng rừng nguyên liệu; khai thác, chế biến các vườn cao su thanh lý để SX chế biến gỗ cao su thành các sản phẩm XK ra các nước, SX dụng cụ thể thao trong nước và XK…

Riêng phương án này, chúng tôi đã thực hiện nhiều năm nay, đưa lại lợi nhuận kinh tế cao. Dù trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng VRG đã trích ra một khoản ngân sách để làm từ thiện đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi cho các vùng dự án.

Đặc biệt hướng về biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa chúng tôi đã trích trên ngân sách xây dựng nhà văn hóa tại đảo Sinh Tồn và 21 tỷ đồng xây dựng một số cơ sở hạ tầng tại đảo Trường Sa…

Thời gian qua giá mủ cao su tụt dốc đã gây cú sốc lớn đối với người trồng cao su. Ở một số vùng nông dân đã tự đốn hạ cây cao su để trồng sắn, ông nghĩ gì về việc này?

Để chứng minh cho tư duy thiếu cẩn trọng nói trên tôi xin được dẫn chứng con số mà chúng tôi thực hiện trong bối cảnh này như sau: Tính đến thời điểm cuối tháng 6/2014, VGR đã XK được trên 43.000 tấn cao su và bán ra 39.767 tấn thị trường trong nước.

Mặc dù điều kiện kinh tế toàn cầu ảm đạm, nguồn cung dồi dào, nhu cầu quốc tế yếu, dẫn đến tồn kho các sản phẩm từ mủ cao su chế biến ở mức cao, giá xuống thấp nhưng VRG vẫn luôn trong tư thế chủ động.

Cho đến thời điểm này, diện tích cao su trồng mới đạt 21.000 ha, tái canh 15.000 ha và phấn đấu hết năm 2014 đạt trên 40.000 ha. Với hoạt động SXKD, XK và tiêu thụ như nói ở trên, phải tiếp tục khẳng định rằng cao su vẫn là cây trồng chủ lực.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.