| Hotline: 0983.970.780

Vị Bộ trưởng liệt sĩ đầu tiên

Thứ Năm 27/07/2017 , 08:10 (GMT+7)

Cụ Nguyễn Văn Tố là vị Bộ trưởng liệt sĩ đầu tiên và cũng là người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp (1947).

Cụ hội trưởng truyền bá quốc ngữ

Cụ Nguyễn Văn Tố, bút hiệu là Ứng Hoè, sinh ngày 5/6/1889, trong một gia đình nhà Nho ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hiện nay. Cụ thuộc lớp trí thức đầu thế kỷ uyên bác cả Nho học lẫn Tây học. Khi làm việc tại Học viện Viễn đông Bác Cổ, cơ quan nghiên cứu lịch sử văn hoá của người Pháp ở số 26, phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội, cụ Nguyễn Văn Tố được đồng nghiệp cả người Pháp lẫn người Việt kính nể vì học vấn uyên sâu.

09-44-27_ky_4_-_nguyen_vn_to_2
Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố (ngoài cùng bên trái) được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội 

Chính thời kỳ thời Mặt trận Bình dân, khi Đảng Cộng sản hoạt động công khai, nhận lời mời của những chiến sĩ cộng sản như Trần Huy Liệu, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp, cụ Nguyễn Văn Tố đã ra làm Hội trưởng Hội Truyền bá học chữ quốc ngữ, thường gọi tắt là Hội Truyền bá Quốc ngữ, có trụ sở đặt tại Hội Trí Tri, số 59 phố Hàng Đàn cũ (nay là 47 Hàng Quạt, Hà Nội).

Hội Truyền bá Quốc ngữ nhờ uy tín của cụ Hội trưởng Nguyễn Văn Tố - Học giả Ứng Hòe đã nhanh chóng phát triển khắp cả nước với nhiều chi nhánh ở mọi miền, mọi tỉnh, được nhiều trí thức tham gia như Nguyễn Công Mỹ, Vương Kiêm Toàn, Thành Thế Vỹ, Nguyễn Hữu Đang, Vũ Đình Hòe, Quản Xuân Nam, Bùi Kỷ, Lê Thước, Trần Văn Giáp, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Khoa Toàn, Đào Duy Anh, Đoàn Nồng, Nguyễn Lân…
 

Chủ tịch Quốc hội đầu tiên

Ngày 28/8/1945, cụ Nguyễn Văn Tố được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội trong Chính phủ lâm thời. Cụ đã đem hết nhiệt tình cách mạng và tri thức uyên bác của mình đóng góp cho Nhà nước Việt Nam vừa giành được độc lập, tự do. 

Nhiệm vụ cấp bách của toàn Chính phủ phải đối mặt lúc đó là “chống đói và chống dốt”. Hồ Chủ tịch phát động toàn dân mỗi tuần nhịn ăn một bữa lập “hũ gạo cứu đói”. Bộ trưởng Cứu tế Nguyễn Văn Tố xắn tay tham gia phong trào tổ chức “ngày đồng tâm”, tăng gia sản xuất… Những tấm gương như nhà đại tư sản Ngô Tử Hạ khăn đóng, áo the, dù đã 63 tuổi vẫn kéo xe bò qua các phố quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm, đến từng nhà nhận gạo, ngô, tiền, để cứu đói. Những hạt gạo đại đoàn kết ấy đã mau chóng đẩy lùi nạn đói.

Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam bầu Quốc hội khoá I. Cụ Nguyễn Văn Tố trúng cử tại tỉnh Nam Định. Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội (2/3/1946), cụ được tín nhiệm bầu làm Trưởng Ban Thường trực đầu tiên của Quốc hội (tức Chủ tịch Quốc hội).

Chính cụ đã điều hành phiên chất vấn đầu tiên của lịch sử tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa I trong hai ngày 30-31/10/1946. Không chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Bộ trưởng trong Chính phủ đăng đàn giải đáp 88 câu hỏi của các Đại biểu Quốc hội về công tác của Chính phủ mà cụ Trưởng ban Thường trực Quốc hội Nguyễn Văn Tố cũng trả lời các câu hỏi chất vấn về công tác của Ban. Đến 23h45 ngày 31/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thay mặt Chính phủ hiện thời xin từ chức, trao lại quyền cho Quốc hội để bầu ra Chính phủ mới theo nguyên tắc dân chủ. 

Quốc hội đã bầu ra Chính phủ Kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Cụ Nguyễn Văn Tố tham gia Chính phủ với cương vị mới: Bộ trưởng Không giữ Bộ nào. Chính phủ vừa thành lập được hơn 1 tháng thì Toàn quốc kháng chiến nổ ra. Trung ương Đảng, Chính phủ trở lại Việt Bắc. Tháng 10/1947, thực dân Pháp mở cuộc tiến công quy mô vào căn cứ địa Việt Bắc, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 

Tinh thần ngàn thu vẻ vang bất diệt

Ngày 8/10/1947, trong cuộc tiến công vào thị xã Bắc Kạn, thực dân Pháp đã bắt được Bộ trưởng Không bộ Nguyễn Văn Tố. Ban đầu chúng nghĩ rằng đã bắt được Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi biết bắt nhầm người, giặc Pháp đã bắn chết cụ Nguyễn Văn Tố khi cụ tìm cách chạy trốn.

Tin cụ Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố hy sinh khiến mọi thành viên Chính phủ đều vô cùng thương tiếc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hồi ký “Chiến đấu trong vòng vây”, viết lại: “Cụ Tố hy sinh là một tổn thất lớn cho ta”.

Tiếp đó, tại Phiên họp “tất niên” của Hội đồng Chính phủ chuẩn bị đón Tết Mậu Tý (1948), giữa núi rừng Việt Bắc rét cắt da, cắt thịt, trong Nhật ký của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến cho biết: Hồ Chủ tịch đã bật khóc nhớ đến Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố khi chuẩn bị khai họp. Để rồi, dù chưa bao giờ viết văn tế nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự tay viết văn tế Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố với những lời lẽ trân trọng: “Nhớ cụ xưa/ Văn chương thuần tuý, học vấn cao sâu/ Thái độ hiền từ, tính tình thanh khiết/ Mở mang văn hoá, cụ dốc một lòng/ Phú quý, công danh cụ nào có thiết…./ Cụ dù hy sinh, tinh thần cụ ngàn thu sẽ vẻ vang bất diệt… Chính phủ khôn xiết buồn rầu, đồng bào khôn xiết nỗi lòng thương tiếc”.

An Nam tứ danh kiệt

Ở Việt Nam, đầu thế kỷ XX, có 4 nhà trí thức được xếp hạng tứ danh kiệt. Đó là Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn, thường gọi tắt là “Quỳnh, Vĩnh, Tố, Tốn".

Giáo sư trường Khải Định (Huế) là Nguyễn Thiện Lâu, có 5 bằng cử nhân Khoa học xã hội, trong cuốn “Quốc sử tạp lục” đã nhắc lại kỷ niệm không thể nào quên về học giả Ứng Hòe: Khi nhờ cụ Nguyễn Văn Tố xem bản thảo, trang nào cụ cũng gạch đỏ, ghi rõ lỗi thuộc loại nào, khiến ông Lâu tâm phục khẩu phục. 

Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Tố đã soạn thảo được 2 bộ sử học đồ sộ “Đại Nam dật sử” và “Sử ta so với sử Tàu” rất công phu. Bộ “Sử ta so với sử Tàu” mới soạn đến cuối đời nhà Lý thì cụ hy sinh nên dang dở.

 

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm