| Hotline: 0983.970.780

Vị đắng mía đường đầu vụ

Thứ Sáu 12/10/2012 , 09:29 (GMT+7)

Đầu tháng 10/2012, niên vụ mía 2012 ở ĐBSCL được nhiều nhà máy khởi động bằng việc đồng loạt mua mía và sản xuất đường, nhưng vị đắng cũng đến.

Sau nhiều lần mua rồi ngưng, đầu tháng 10/2012, niên vụ mía 2012 ở ĐBSCL được nhiều nhà máy khởi động bằng việc đồng loạt mua mía và sản xuất đường, nhưng vị đắng cũng đến.

Nước lũ lên, giá xuống

Cố đẩy chiếc xuồng chở mía đi cặp liếp mía đang ngập lé đé nước, ông Phan Hữu Tiến ở ấp Mỹ Thành, xã Hòa Mỹ (Phụng Hiệp, Hậu Giang), nói: “Nước lên nữa mía chắc chết, mắc rẻ gì cũng phải bán mong kiếm chút cháo”. Ông quẹt hồ hôi, kể nhà có 10 công mía, đã thu hoạch hai công bán giá 800 đ/kg, lỗ nặng. Nay lại không thấy ai mua nữa. “Nước lên, mía ngập rồi trổ cờ là chết và chắc nhà tui cũng chết theo luôn”, ông nói như khóc.

Bà Nguyễn Thị Phượng có ruộng mía cặp bên ông Tiến cho biết, nhà bà có 8 công mía chưa bán được cây nào. Tính bán mía kiếm tiền đong gạo ăn nhưng tình hình như vậy là đói rồi. Năm nay mía giá 800 đ/kg cũng không có người mua. Nước ngập tới nơi rồi. Đầu vụ mía đã vay 30 – 40 triệu mua hom, phân bón, đại lý đòi hoài chưa biết lấy đâu mà trả. Rầu thúi ruột.

Ông Lương Minh Tâm ở ấp Mỹ Thành, xã Hòa Mỹ (Phụng Hiệp, Hậu Giang) có 15 công mía đã bán được 3 công còn lại chờ người mua và chờ giá trong khi thiếu ngân hàng 20 triệu. Theo ông Tâm, nếu bán mía được giá 1.000 đ/kg còn có ăn, năm nay 800 đ/kg là lỗ. Bỏ công bỏ cán để rồi mang nợ nần. Vay ngân hàng nay trả lãi muốn chết.

Theo ông Nguyễn Văn Đồng, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, giá mua mía đã giảm 50 đ/kg so đầu vụ. Thương lái mua tại ruộng chỉ 750 đ/kg đến 800 đ/kg so giá thành sản xuất là 820 đ/kg. “Lo hơn là giá mía có thể còn xuống nữa trong lúc nước lụt lên từng ngày, bán cũng chết mà không bán cũng chết”, ông Đồng nói.

Đường tồn kho, nhà máy lỗ

Ngày 8/10, TGĐ Cty CP Mía đường Sóc Trăng Cổ Chí Dũng cho biết, nhà máy đã ép được 1.000 tấn đường nhưng chưa bán được ký nào cả. TGĐ Nhà máy đường Tây Nam Lê Văn Hiệu cho hay, từ đầu niên vụ đến nay, nhà máy của ông cũng đã ép được 1.000 tấn đường nhưng chưa bán được.

Còn ông Nguyễn Thanh Sơn, GĐ Cty CP Mía đường Bến Tre thì cho biết, Cty đang lỗ 1.000 đ/kg đường sản xuất ra. Nguyên nhân của tồn kho và lỗ, theo lãnh đạo các nhà máy đường là do giá đường thấp, 15.000 đ/kg. Đường nhập lậu lại tăng.

Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho rằng tiêu thụ đường đang giảm trong khi sản lượng đường của các nhà máy tăng nên xảy ra dư thừa. Dự kiến năm 2012 sẽ dư thừa khoảng 200.000 tấn. Năm 2012, theo tính toán của Hiệp hội, mức tiêu thụ cả nước khoảng 1,5 triệu tấn đường, các nhà máy đã sản xuất dư. Nhưng đường nhập lậu dự báo còn thêm khoảng 0,5 triệu tấn.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm