| Hotline: 0983.970.780

Vì đâu nên nỗi?

Thứ Hai 22/09/2014 , 10:15 (GMT+7)

Sau vụ việc 3 cán bộ TAND huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) dính nghi án nhận hối lộ và bị tạm đình chỉ công tác 3 tháng để phục vụ điều tra, PV NNVN đã về xã Tiến Nông tìm hiểu./ Cán bộ luật bị tố... làm luật

CÔNG TRÌNH CHƯA BÀN GIAO ĐÃ HỎNG

Trở lại xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn, đi từ đầu làng đến cuối xóm đâu đâu cũng nghe người dân bàn tán xôn xao vụ việc một số cán bộ TAND huyện bị đưa lên công luận và có nguy cơ bị khởi tố.

Chúng tôi lần theo lá đơn của ông Nguyễn Bá Quý và người dân gửi cho NNVN, tìm về thôn 4. Tại đây, rất nhiều hộ dân nói lên tiếng nói bức xúc trước việc lãnh đạo xã Tiến Nông cấu kết với nhà thầu “rút ruột” 3 công trình gồm: Tuyến kênh xây cầu tây đi xóm 5; tuyến đường bê tông xóm 3 đi xóm 5 và tuyến đường xóm 8 đi xóm 4, xóm 7.

Cả 3 công trình trên được triển khai xây dựng từ năm 2012 với tổng nguồn vốn 5,6 tỷ đồng, đều do bà con đóng góp theo hình thức thu sản hàng năm (tính trong vòng 5 năm từ 2012 – 2016). Đến cuối năm 2013 công trình hoàn thành nhưng đúng lúc này người dân phát hiện những sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo xã và nhà thầu nên đã làm đơn tố cáo lên xã.

Sau khi tiếp nhận đơn của dân, UBND xã Tiến Nông thành lập ban giám sát gồm 6 người, do ông Nguyễn Văn Ngọc (PCT HĐND xã) làm trưởng ban.

Qua quá trình kiểm tra và so sánh với bản thiết kế công trình, ban giám sát khẳng định: “Những phản ánh của người dân là hoàn toàn chính xác, nhiều hạng mục không có nhưng vẫn quyết toán. Nhiều công trình không đúng như thiết kế, thiếu hụt về khối lượng, vật liệu…”.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Trưởng ban giám sát cho biết, hàng chục hạng mục không có so với bản thiết kế như: Đất đào, đất đắp; bao tải nhựa đường 2 lớp; không có lề đường; không có lu nền đường…

09-50-27_2
Hệ thống cống sai và không đúng thiết kế

Bên cạnh đó không có nhật ký công trình, phiếu nhập kho, xuất kho. Vật liệu không xác định được chủng loại. Điều đáng nói độ dày mặt đường bê tông đổ không đúng thiết kế (theo thiết kế là 20cm), nhưng thực tế đo toàn bộ tuyến đường chỉ được khoảng 13 - 13,3cm. Chất lượng, kết cấu bê tông không đảm bảo, người dân có thể dùng vật nhọn lấy đá đóng cũng bị bung lên.

Đặc biệt, tại tuyến kênh từ xóm 3 đến xóm 5 các thanh dầm chống mương không đúng theo thiết kế. Cụ thể, thiết kế là 2 que sắt phi 12 đến phi 14 và 5 đai ngang phi 6, nhưng thực tế khi đập ra kiểm tra lại chỉ có 2 que sắt phi 6 và không có đai ngang nào…

“Theo kết quả giám sát của chúng tôi, về các hạng mục công trình mà mắt thường nhìn thấy được so với bản thiết kế thì chủ thầu đã ăn bớt gần 1,5 tỷ đồng (đã quyết toán). Ngoài ra, đoàn không có chuyên môn để đo đạc, giám định chất lượng công trình; vật liệu… nên không thể kết luận cụ thể, nhưng ước tính thất thoát cũng phải hơn cả tỷ đồng”, ông Ngọc nói.

CHỦ TỊCH XÃ “ĂN” TRÊN ĐẦU DÂN

Một cán bộ xã Tiến Nông (xin được giấu tên) cho biết, từ khi có đơn kiện cáo và kết quả của giám sát thì Chủ tịch và Phó Chủ tịch liên tục không lên cơ quan nên người dân đến xin dấu phải chờ vài ngày.

Dẫn chúng tôi ra con đường bê tông mới làm, ông Nguyễn Bá Quý, xóm 4, bức xúc: “Tuyến đường này là tiền chúng tôi bán thóc, bán lợn đóng góp xây nên. Vậy mà xã cấu kết với nhà thầu “ăn” hết của dân nên giờ mới ra nông nỗi, đường chưa bàn giao đã nứt, sụt lún ri đó”.

Ông Quý cũng tố rõ sai phạm của ông Đào Hữu Ngọc (Chủ tịch UBND xã) trong việc ký kết hợp đồng với đơn vị thi công. Theo đó, tháng 10/2012 ông Ngọc ký hợp đồng với ông Lê Quang Bằng, GĐ Cty Hùng Cường để thi công đường, sau khi công trình làm được một năm thì ông Ngọc lại ký thêm một hợp đồng bổ sung để tăng giá nhân công và máy móc nhằm “bỏ túi” riêng không đúng quy định của pháp luật (?!).

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch HĐND xã kiêm Trưởng ban giám sát cho biết: “Sau khi có kết quả trên chúng tôi đã báo cáo lên huyện. Thanh tra huyện cũng đã về kiểm tra và lấy số liệu, song đã một tháng rưỡi trôi qua huyện vẫn chưa có kết luận thanh tra?”.

09-50-27_4
Đường chưa bàn giao đã nứt

Về phía UBND huyện Triệu Sơn, ông Nguyễn Trung Thành, Chánh thanh tra cho hay, do tính chất vụ việc phức tạp nên thanh tra đang phải làm rất cặn kẽ và sẽ sớm có kết luận vụ việc. “Tinh thần chỉ đạo của UBND huyện, sẽ chỉ đạo quyết liệt và cố gắng làm nhanh để có kết luận cuối cùng”, ông Thành nói.

Trong thời điểm tỉnh Thanh Hóa đang phát động phong trào vận động dân góp công, góp của làm đường GTNT, kênh mương nội đồng, đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM thì một số “quan” xã Tiến Nông lại vô tư “ăn” những đồng tiền mồ hôi, nước mắt của bà con.

Liệu sau những sai phạm này, người dân nơi đây còn tin tưởng những “công bộc” của dân nữa hay không?

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm