| Hotline: 0983.970.780

Vi khuẩn hại lúa thách thức mục tiêu XK gạo vùng ĐBSCL

Thứ Năm 15/12/2011 , 10:40 (GMT+7)

Bệnh cháy bìa lá lúa là một loại bệnh khá nguy hiểm sau bệnh đạo ôn và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

Nông dân Long An chọn Avalon 8WP để phòng trừ bệnh cháy bìa lá cho lúa

Bệnh cháy bìa lá lúa là một loại bệnh khá nguy hiểm sau bệnh đạo ôn và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

Để thông tin kịp thời về xu hướng gây hại của các loại bệnh vi khuẩn trên lúa, tiêu biểu là bệnh cháy bìa lá lúa, ngày 14/12/2011, tại Long An, Trung tâm Khuyến nông Long An và Cty TNHH Thương mại ACP đã tổ chức hội thảo “Bệnh vi khuẩn hại lúa – thách thức mới đối với mục tiêu xuất khẩu gạo vùng ĐBSCL”.

Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nói: Đây là hội thảo chuyên đề đầu tiên về bệnh vi khuẩn gây hại trên lúa, điển hình. Bệnh cháy bìa lá (Xanthomonas oryzae pv.oryzae Ishiyama) là một loại bệnh khá nguy hiểm sau đạo ôn và vàng lùn. Bệnh này nếu phòng trị không kịp thời thì thiệt hại rất cao đến năng suất lúa. Hội thảo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý dịch hại trong việc bảo vệ cây trồng chính là cây lúa.

KS Nguyễn Thanh Tùng, GĐ TTKN Long An cho biết: Theo nghiên cứu của Viện Lúa quốc tế IRRI, bệnh cháy bìa lá có thể gây thất thu năng suất đến 60%. Trong khi đó, từ yêu cầu năng suất và chất lượng lúa gạo ngày càng cao nên các giống lúa Jasmine 85, VD 20… càng được nông dân chọn trồng nhiều. Đây là các giống rất dễ nhiễm bệnh vi khuẩn, nhất là cháy bìa lá. Bệnh phát triển mạnh từ 2005 đến nay nhưng hiện vẫn chưa thống nhất về giải pháp và nông dân chưa có kinh nghiệm phòng trừ nên khi phát hiện thì đã trễ.

Nhận thấy điều này, Cty ACP đã cùng TTKN Long An thực hiện 4 cuộc tọa đàm trên truyền hình Long An vào vụ HT 2010 và ĐX 2010-2011. Nói về nguy cơ bệnh cháy bìa lá và biện pháp phòng trừ bằng Avalon 8WP, nhiều nông dân tại Long An và các tỉnh lân cận đã ứng dụng thành công. Ngoài ra, chương trình “Gia đình Hai Lúa” trên sóng phát thanh truyền hình Long An đã nhiều lần đề cập đến bệnh cháy bìa lá lúa cho nông dân biết.

Ông Nguyễn Văn Thạnh, ở xã Hậu Mỹ Phú, Cái Bè, Tiền Giang canh tác 4 ha lúa cho biết: Mấy năm trước trồng lúa tốn nhiều chi phí phòng, ngừa bệnh cháy bìa lá nhưng vẫn không đạt hiệu quả nhưng 2 năm nay ứng dụng Avalon 8WP phòng trừ bệnh đạt hiệu quả cao, bình quân chi phí giảm 40.000 – 60.000 đồng/ha/lần phun, năng suất tăng khoảng 20% so với ruộng không sử dụng.

Ông Lê Trung Chánh, ấp 2 xã Mỹ An, Thủ Thừa, Long An canh tác 6 ha lúa cho biết: Đã nhiều năm sử dụng Avalon 8WP đạt hiệu quả rất cao, chi phí phòng, ngừa bệnh cháy bìa lá giảm hơn 50% (từ khoảng 600.000 đồng/ha giảm còn khoảng 250.000 – 300.000 đồng/ha), năng suất tăng thêm khoảng 20%. Hiệu quả đã rõ và điều mà nông dân cần là Cty luôn phải giữ được chất lượng bền vững, giá sản phẩm ổn định… Ông Chánh nói: Sản phẩm tốt là một lẽ nhưng cái chính là phải biết cách sử dụng đúng lúc, đúng cách thì mới đạt hiệu quả cao.

Ông Nguyễn Trung Thành, cán bộ kỹ thuật Chi cục BVTV An Giang cho biết: Kết quả nghiệm thức từ mô hình trình diễn việc phòng trừ bệnh cháy bìa lá lúa giữa vôi và Avalon 8WP thì việc sử dụng thuốc làm giảm chỉ số bệnh từ 2,39% ban đầu giảm xuống còn 0,84% sau lần phun thứ 2 trong vòng 7 ngày so với bón vôi và các loại thuốc khác.

KS Tùng nói: Long An và các tỉnh khu vực ĐBSCL đang trồng nhiều giống lúa chất lượng cao để xuất khẩu, trong đó các giống lúa thơm chất lượng cao thường dễ bị sâu bệnh hại. Bệnh cháy bìa lá thường xuất hiện trên các giống lúa có bộ lá mỏng, thơm như OM 2517, Jasmin 85… Bệnh thường xuất hiện sau khi lúa đẻ nhánh đến trổ - chín; Lây lan nhanh sau khi trổ, nếu không phòng trừ kịp thời sẽ gây thiệt hại năng suất lúa.

Avalon 8WP là hỗn hợp hai hoạt chất kháng sinh tiên tiến (Oxytetracyline Hydrochloride và Gentamicin Sulphate), chỉ 30 phút sau khi phun đã có hiệu quả diệt khuẩn và hiệu lực kéo dài đến 2 tuần. Avalon 8WP còn pha chung được với nhiều loại thuốc khác, kể cả phân bón lá không chứa đạm, phun một lần để tiết kiệm chi phí.

Ngoài yếu tố giống thì do nông dân bón thừa phân đạm, sạ dày khi đó vi khuẩn xâm nhập qua thủy khổng, lỗ khí trên đầu lá, mép lá, qua vết xây xát trên lá. Nguồn lây phong phú nhất là cỏ dại, đất, nước, hạt giống, tàn dư cây bệnh… Ngoài ra, thời tiết mưa, gió, giông bão, đất ngập nước liên tục, đất phèn, ngộ độc axit hữu cơ, nhiệt độ 28- 30oC…là rất thích hợp để nguồn bệnh lây lan.

Để giúp nhà nông phòng trị vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá trên lúa, các nhà khoa học khuyến cáo ngoài những biện pháp canh tác như: chọn giống kháng, xử lý hạt giống, 3 giảm 3 tăng... thì việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ bệnh vi khuẩn hại lúa như việc phun Avalon 8WP, sản phẩm chính hiệu của hãng Quimica sản xuất tại Mexico được Cty ACP nhập và độc quyền phân phối tại Việt Nam đang rất hiệu quả.

Avalon 8WP là một trong những sản phẩm phòng trừ vi khuẩn trên lúa đầu tiên được Bộ NN - PTNT đưa vào danh mục thuốc BVTV từ 2003 và được nông dân sử dụng rộng rãi để phòng trừ bệnh cháy bìa lá lúa. Avalon 8WP đã được rất nhiều nông dân ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang… sử dụng để phòng ngừa, trừ bệnh cháy bìa lá đạt hiệu quả rất cao.

Xem thêm
Mang Yang là nơi rất tốt để phát triển đàn bò sữa

Khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, nguồn nước sạch…, là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển bò sữa ở Mang Yang, Gia Lai.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.