| Hotline: 0983.970.780

Vị ngọt của gừng

Thứ Tư 10/09/2014 , 08:15 (GMT+7)

Cây gừng vừa là món ăn vừa là vị thuốc, gắn bó với người dân tộc Dao ở xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn từ nhiều đời. 

Song, củ gừng đá (gừng gió) mới trở thành hàng hóa từ những năm 1995 của thế kỷ trước, khi ông Bàn Văn Minh đưa đi "xuất ngoại"...

Từ chuyến hàng may mắn

Sau những ngày lặn lội thăm dò thị trường nông sản ở các cửa khẩu 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng, ông Bàn Văn Minh ở thôn Khuổi Đeng, xã Tân Sơn đã phát hiện ra giá trị của củ gừng đá quê mình, vì giá bán rất cao, trong khi lại rất sẵn.

Sau những thương thảo về giá xuất bán và tính toán kỹ cung đường vận chuyển, ông nhanh chóng về nhà tổ chức mua gom củ gừng, rồi thuê xe ô tô chở lên biên giới để bán cho tư thương Trung Quốc.

Những chuyến hàng đầu tiên thuận lợi, thu hồi vốn nhanh, đã giúp ông Minh có thêm tiềm lực mở rộng thu gom gừng đá ở các xã khác. Cứ thế "1 vốn 4 lời", ông nhanh chóng có được số vốn kha khá. Sau mấy tháng cuối năm buôn gừng, ông đã dùng toàn bộ tiền lãi thu được để thuê hơn 20 người đem củ gừng giống lên đất rẫy để trồng.

Không chỉ tự làm, ông còn quyết tâm xây dựng thương hiệu gừng Tân Sơn nên đã vận động những người quen biết ở các thôn Nặm Dất, Bản Lù, Khuổi Đeng 1, Khuổi Đeng 2... trồng gừng đá. Hộ nào không có vốn thì ông cấp vốn mua giống gừng và cam kết khi thu hoạch củ là ông mua hết theo giá thị trường.

Hộ nào còn lăn tăn thì ông xây dựng đơn giá thu mua trước, để mọi người nhìn vào đó sẽ biết ngay là có lãi hơn trồng cây khác. Ông nói đi đôi với làm, lấy uy tín làm thước đo công việc. Những hộ trồng gừng còn được ông Minh quan tâm, giúp đỡ bằng cách cho vay tiền không cần trả lãi nên họ càng tin tưởng tham gia trồng gừng.

Vụ thu hoạch gừng năm đầu tiên, ông thu mua hết cả nghìn tấn gừng củ của bà con, kể cả gừng ở các xã lân cận đem đến bán. Cũng từ đó, cái tên Minh Bê (vợ ông Minh tên là Trần Thị Bê) được bà con nơi đây quen gọi một cách thân thiện. Vì họ đều hiểu ra rằng, chính ông đã giúp người dân nơi đây tìm ra lối thoát nghèo từ củ gừng.

Với bản chất thật thà và không tham, chỉ sau mấy năm bước vào thương trường, cái tên Minh Bê đã có tiếng tăm. Biết mình, biết người là lẽ sống cao cả, vợ chồng Minh Bê không hề ép giá gừng, mà cạnh tranh lành mạnh với những tư thương nơi khác đến thu mua. Họ mua giá nào, ông mua giá đó, nhưng bà con chỉ quen chở đến bán cho Minh Bê...

Những năm gừng ế, tư thương không đến mua, ông đã mua giúp mọi nhà để duy trì diện tích trồng gừng. Do đó, Minh Bê trở thành chủ thu gom gừng lớn nhất Tân Sơn suốt 20 năm qua.

07-02-15_img_5356
Bà Trần Thị Bê giới thiệu về loại gừng non

Ổn định

"Các anh ở đây từ sáng đến giờ thấy đấy, dân cứ chở gừng đến, tôi bảo với họ là không có chỗ để nữa rồi, đưa đi chỗ khác cân, nhưng họ có chịu đâu. Bởi họ thích bán cho tôi vừa được giá, lại không cần lấy tiền ngay. Tiền gửi tôi giữ hộ, đến khi nào cần thì ra lấy.
Nhiều lần tôi trả tiền mua gừng cho người ta, có mớ trả thừa cả chục triệu đồng. Hôm sau họ đem ra trả, nếu không trả thì tôi đâu có biết, vì mỗi ngày nhận mấy trăm triệu tiền hàng qua tay, nhớ sao được. Họ tin tôi và tôi cũng tin họ nên mới làm ăn với nhau được lâu dài...", bà Bê bộc bạch.

Kể từ khi ông Bàn Văn Minh đưa gừng Tân Sơn qua biên giới, cây gừng ngày càng có giá trị cao. Thời điểm đắt hàng cứ 1 kg gừng củ, bán đổi được 4 kg gạo tẻ loại ngon. Gừng được mùa, được giá liên tục khoảng 15 năm qua, đã góp phần xóa hẳn thiếu đói, cơm đứt bữa ở những bản làng nơi đây.

Trong chén rượu ngây ngất, ông Triệu Kim Kiều, người dân tộc Dao ở bản Nậm Dất chia sẻ: "Từ năm 1998, gia đình tôi chuyển sang trồng cây gừng đá thay thế các loại cây lương thực khác, đời sống đã khấm khá hơn, năm nào được giá thì tích cóp được trăm triệu đồng, còn năm nào ế ẩm cũng chẳng lo, vì có nhà Minh Bê nhận mua hết...".

Đi khắp các thôn Nậm Dất, Khuổi Đeng 1, Khuổi Đeng 2, Bản Lù... thấy nhiều căn nhà được xây kiên cố, hòa quyện dưới tán lá rừng núi đá của Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ. Nhiều hộ dân không chỉ xây được nhà tầng mà còn sắm sửa đầy đủ tiện nghi sinh hoạt...

Ông Triệu Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Tân Sơn khẳng định: "Mấy năm nay do đầu ra củ gừng khá ổn định, doanh nghiệp thực hiện tốt cam kết thu mua sản phẩm nên bà con rất yên tâm trồng gừng.

Xã cũng xác định, gừng là cây ngắn ngày chủ lực trong xóa đói giảm nghèo. Trồng 1.000 m2 có thể thu được 5 tấn gừng non/vụ, với giá cao như năm nay, khoảng 28.000 đồng/kg gừng non (gừng trâu) bà con sẽ thu được hơn 100 triệu đồng, chưa cây trồng nào trên đất này sánh được...".

Bà Trần Thị Bê, chủ cơ sở thu gom gừng Minh Bê chia sẻ: "Giá gừng mới từ đầu vụ đã rất cao. Suốt từ cuối tháng 7 đến nay chúng tôi liên tục mua gom ở mức 62.000 đồng/kg gừng đá, 28.000 đồng/kg gừng non, gừng già cũng có giá 22.000 đồng và gừng kém nhất cũng ở mức 17.000 đồng/kg.

Dự kiến giá sẽ còn cao vào thời điểm cuối vụ. Nhà tôi đã đầu tư khoảng 17 tỷ đồng mua gom củ gừng, năm nay người trồng gừng lại trúng lớn..." .

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm