| Hotline: 0983.970.780

Vị ngọt từ… gừng cay

Thứ Năm 28/10/2010 , 11:14 (GMT+7)

Công việc mùa vụ vất vả, nhưng trên khuôn mặt ai cũng hiển lộ rõ niềm vui được mùa, củ gừng cay đã đem lại cho họ những vị ngọt.

Anh Bàn Hữu Khoa - Trưởng thôn Nặm Dất bên bao đựng củ gừng chuẩn bị xuất bán

Mới vào đầu vụ thu hoạch gừng, nhưng mấy trăm nóc nhà dân tộc Dao ở các bản vùng cao của xã Tân Sơn huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) đã vui nhộn bởi thương lái khắp nơi đến ăn ngủ tại chỗ, và mua gừng với mức giá bán buôn cũng được hơn 12.000 đồng/kg, giá bán lẻ 25.000 đồng/kg.

Gần 5 tiếng ngồi trên cabin một chiếc xe tải của người mua gom gừng củ tươi, tôi có dịp đến xứ sở của cây gừng Bắc Kạn. Đó là những mảnh rẫy dốc đứng, với toàn cây gừng xanh ngát và cảnh mua bán gừng tấp nập ven quốc lộ 3b, đoạn qua trên đỉnh đèo Áng Toòng thuộc thôn Nặm Dất, xã Tân Sơn.

 Anh Bàn Hữu Khoa, trưởng thôn Nặm Dất cho biết: Thôn có 74 hộ gia đình, hộ nào cũng trồng gừng để đổi lúa gạo, hộ trồng nhiều thì mỗi vụ xuống giống hơn ba tấn gừng giống, hộ ít nhất cũng vài tạ giống mỗi vụ. Đến khi thu hoạch chỗ đất tốt mỗi gốc được 1 kg, chỗ đất xấu cũng được 6 đến 7 lạng. Cứ một tấn gừng giống thu về hơn chục tấn gừng củ.

Trồng gừng cũng thật đơn giản, sau khi thu hoạch hết vụ gừng, để củ gừng giống nơi thoáng mát khoảng 3 tuần cho “thèm đất”, đến áp Tết Nguyên đán lúc giá lạnh nhất là cuốc hốc thả giống xuống, sang xuân có mưa cũng là lúc gừng nảy mầm lên khỏi mặt đất, sau đó chỉ phải làm 2 đợt cỏ vào cuối xuân và gữa hè thì cành, lá gừng đã phủ kín mặt đất, cỏ không mọc được nữa, người trồng gừng cứ vậy chờ đến cuối năm thu hoạch, vì gừng là cây chịu hạn lại không bị sâu bệnh gây hại nên chăm sóc cũng rất đơn giản, hiệu quả cao và chẳng bao giờ bị mất mùa.

Khoảng 10 năm trở lại đây, gừng Tân Sơn là cây xóa đói giảm nghèo và cứu cánh cho nhiều hộ gia đình không có đất trồng lúa, ngô vẫn có cuộc sống tốt. Anh Khoa dẫn tôi đến các gia đình ông Triệu Kim Triều, Bàn Hữu Bình, Bàn Hữu Huân, Bàn Duy Khánh, Bàn Văn Báo… là những hộ luôn trồng trên 2 tấn gừng giống một năm, mỗi vụ trừ hết chi phí có tích lũy hơn 100 triệu đồng, riêng năm nay giá gừng cao gấp đôi thì tích lũy còn cao hơn nhiều.

 Trao đổi với anh Triệu Văn Sơn, Phó Chủ tịch xã Tân Sơn được biết, Tân Sơn có 6 thôn bản, khoảng 1.400 nhân khẩu, 95% là dân tộc Dao, đất sản xuất nông nghiệp ít, cả xã chỉ có 48 ha đất trồng 1 vụ lúa, người dân sống chủ yếu là nương rẫy với các cây trồng truyền thống như: Khoai tàu, dong giềng, ngô, trong đó cây gừng là thế mạnh nhất, với diện tích tập trung là 70 ha/năm, chưa kể diện tích phân tán, mỗi năm cây gừng đã đem lại những khoản thu lớn, là nguồn nuôi sống chính cho bà con nơi đây.

Rời Tân Sơn lúc nắng chiều khuất núi, tiết trời se lạnh, nhưng từng đoàn ngựa thồ và người dân vẫn miệt mài gùi, chở gừng từ trong cửa rừng ra bên đường để giao bán cho những lái buôn. Công việc mùa vụ vất vả, nhưng trên khuôn mặt ai cũng hiển lộ rõ niềm vui được mùa, củ gừng cay đã đem lại cho họ những vị ngọt.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm