| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 21/08/2017 , 06:19 (GMT+7)

06:19 - 21/08/2017

Vi phạm tố tụng tràn lan vì thiếu chế tài xử lý?

Chỉ 0,45 giây sau khi vào Google gõ mấy chữ “những vụ án vi phạm tố tụng”, đã thấy xuất hiện 909.000 kết quả.

Điều đó cho thấy việc vi phạm tố tụng trong các vụ án hình sự ở nước ta xảy ra rất nhiều. Trong đó có những vụ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, như vụ án “cố ý gây thương tích” xảy ra ở xã Vân Côn, huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội) đang khiến dư luận bức xúc.

Ngày 15/12/2003, Quản Đắc Thúy, Quản Đắc Quý ở địa chỉ trên bị cơ quan CSĐT công an tỉnh Hà Tây cũ khởi tố bị can theo khoản 3 điều 104 BLHS. Theo quy định tại điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự (TTHS), thì đây là hành vi có thể cấu thành loại tội rất nghiêm trọng, có thời hạn điều tra 4 tháng. Trong trường hợp vụ án phức tạp, thì cơ quan CSĐT được gia hạn 2 lần nữa, mỗi lần không quá 4 tháng. Nếu hết thời gian gia hạn lần thứ 2 mà không chứng minh được hành vi của bị can đủ yếu tố cấu thành tội đó, thì bắt buộc phải đình chỉ điều tra. Đến ngày 15/12/2004, hết thời hạn gia hạn điều tra lần thứ hai, tuy không chứng minh được hành vi của Thúy, Quý đủ yếu tố cấu thành tội “cố ý gây thương tích”, nhưng cơ quan CSĐT CA tỉnh Hà Tây cũ vẫn không đình chỉ điều tra đối với họ, mà cố ý kéo dài việc điều tra đến năm 2008. Năm đó tỉnh Hà Tây sáp nhập vào TP Hà Nội, vụ án được chuyển về cơ quan CSĐT CA thành phố Hà Nội. Tuy biết rõ cơ quan CSĐT CA tỉnh Hà Tây cũ vi phạm nghiêm trọng điều 119 Bộ luật TTHS, nhưng cơ quan CSĐT CA thành phố Hà Nội không những không đình chỉ vụ án, mà còn tiếp tục vi phạm nghiêm trọng hơn, kéo dài việc điều tra đến tận năm 2015, gây không biết bao nhiêu đau khổ, tổn thất cho hai bị can này.

Không chỉ cơ quan CSĐT vi phạm tố tụng, mà cả VKSND và TAND cũng vi phạm. Theo quy định tại điều 121 Bộ luật TTHS thì viện kiểm sát và tòa án, mỗi cơ quan chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung tối đa 2 lần. Nhưng trong vụ án này, hồ sơ đã bị hai cơ quan trên trả lại tới 22 lần. Còn rất nhiều vụ án nữa cũng bị vi phạm tố tụng nghiêm trọng, trắng trợn như vậy, mà vụ án này chỉ là một.

Các cơ quan tiến hành tố tụng (công an, viện kiểm sát, tòa án) vi phạm Bộ luật TTHS? Còn ai hiểu Bộ luật TTHS hơn các cơ quan tiến hành tố tụng? Nhưng tại sao họ vẫn cố tình vi phạm? Phải chăng vì còn thiếu chế tài? Vi phạm tố tụng có thể xem là hành vi có thể cấu thành các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Nhưng toàn bộ chương XXII (các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của BLHS hiện hành, gồm 23 điều, tuyệt nhiên không có một điều nào quy định hình phạt cho những điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, một khi họ cố ý vi phạm các quy định của Bộ luật TTHS.

Phải chăng chính vì thế mà các cơ quan tiến hành tố tụng của ta cứ việc “vô tư” vi phạm?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm