| Hotline: 0983.970.780

Vì sao chưa có vacxin dịch tả lợn Châu Phi?

Thứ Tư 12/09/2018 , 13:30 (GMT+7)

Theo ông Philippe Greau, lý do hiện nay chưa sản xuất thành công vacxin ASF có 3 nguyên nhân chính...

09-13-36_bn-do-dich-t-lon-chu-phi
Bản đồ khi vực dịch tả lợn châu phi tại Trung Quốc (phổ màu sắc là khu vực phân bố, tỉ lệ chăn nuôi lợn và chấm đen đánh số là các ổ dịch được phát hiện)

Theo chia sẻ của ông Philippe Greau, chuyên gia về lợn của Pháp tại khu vực châu Á Thái Bình Dương với một số doanh nghiệp chăn nuôi lợn của Việt Nam, có rất nhiều nguyên nhân khiến vacxin phòng ngừa bệnh dịch tả lợn châu Phi (African Swine Fever - ASF) đến nay chưa có kết quả.

Dịch tả lợn Châu Phi được phát hiện ca đầu tiên tại Kenya (châu Phi) năm 1920, sau đó lan rộng sang các nước châu Âu khoảng những năm 1950 và được loại bỏ trong khoảng thập niêm 90 và quay trở lại châu Âu từ năm 2007 đến nay. Hiện tại dịch đã lây lan sang thị trường chăn nuôi lợn lớn nhất thế giới là Trung Quốc. Tức là sau gần 100 năm phát hiện ca nhiễm đầu tiên (1920), đến nay thế giới vẫn chưa có vacxin phòng và cũng không có cách điều trị, khi bị bệnh phải duy nhất là tiêu hủy toàn bộ.

Theo ông Philippe Greau, lý do hiện nay chưa sản xuất thành công vacxin ASF có 3 nguyên nhân chính. Đầu tiên, họ afivirus ASF có tới 22 type khác nhau. Do cấu trúc của nó là virus lớn hơn nhiều virus bình thường. Ngoài ra, cũng có thể do yếu tố thị trường (thị trường không đủ rộng để các nhà sản xuất vacxin quyết tâm đầu tư nghiên cứu bào chế vacxin) bởi bệnh chỉ xuất hiện mạnh ở các năm 2014, 2015, 2016, 2017… tại một số nước, như Nga, Phần Lan, Ukraina, Slovakia, nên các nhà khoa học chưa nghiên cứu ra vacxin.

Hiện dịch ASF đang bùng phát tại Trung Quốc, đến nay đã công bố phát hiện ổ dịch thứ 13, nhiều phòng nghiên cứu, nhà khoa học đã vào cuộc và hy vọng họ làm ra vacxin trong thời gian tới, nhưng theo ông Philippe Greau, đúng quy trình phải mất ít nhất 2 - 3 hoặc 5 năm nữa may ra mới có lô vacxin đầu tiên bán ra thị trường.

Ảnh minh họa

Ông Philippe Greau nhấn mạnh, virus ASF lây lan rất mạnh và có sức kháng cao với môi trường. Virus có thể tồn tại trong thịt heo 6 - 7 tháng trong môi trường nhiệt độ khoảng 18 độ C. Và đây rất có thể là nguyên nhân khiến Trung Quốc bị nhiễm dịch bệnh này từ thịt nhập khẩu. Bên cạnh đó, nếu lợn nái mang thai mắc bệnh thì virus ASF cũng sẽ truyền qua nhau thai.

Tuy nhiên, nguồn lây lan chính của bệnh dịch tả lợn Châu Phi được ghi nhận chủ yếu do hoạt động của con người, như để lợn nhà nhiễm bệnh lây lan chéo qua phân, nước tiểu, lây lan qua lợn rừng, lợn hoang, lây lan qua thịt lợn nhiễm bệnh, qua các phương tiện vận chuyển và cả nguyên nhân do con người tiếp xúc với thịt lợn hoặc trang trại nhiễm bệnh.

Hiện Pháp đã có thông điệp cảnh báo không đưa thức ăn có chứa thịt lợn cho lợn ăn. Đối với nhà máy cám, bột thịt và bột xương nên tạm dừng lại trong thời điểm này, bởi nếu không đảm bảo 100% nhiệt độ ép viên cám làm chết virus có trong bột xương, bột thịt thì nguy cơ lây nhiễm từ thức ăn chăn nuôi cũng rất cao.

Do đó, ông Philippe Greau khuyến cáo Chính phủ Việt Nam cần có biện pháp can thiệp kịp thời, cứng rắn, quyết liệt và cương quyết trong việc phòng chống ASF, bởi nguy cơ lây lan dịch tả lợn Châu Phi, đặc biệt là từ Trung Quốc vào Việt Nam đang ở mức rất cao.

Ông Philippe Greau chia sẻ một số triệu chứng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi như sau: Lợn sốt cao 41, 42 độ C, da xuất huyết đỏ, giống như dịch tả cổ điển. Lợn bỏ ăn, đi loạng choạng, thần kinh, chảy nước mắt, mũi, liệt què chân... và tỉ lệ gây chết ở lợn nhiễm bệnh lên tới 100%. Phát hiện các triệu chứng trên mà nghi ngờ lợn bị ASF phải ngay lập tức đóng cửa trại để xử lý. Nếu đúng bị ASF phải niêm phong và cấm không được bán bất cứ thứ gì liên quan ra bên ngoài.

 

Xem thêm
Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giống lúa TBR97 chinh phục 'chảo lửa’ Krông Pa

GIA LAI Giống lúa TBR97 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân và chính quyền địa phương khi lần đầu tiên xuất hiện ở ‘chảo lửa’ Krông Pa.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.