| Hotline: 0983.970.780

Vì sao dân khiếu kiện kéo dài?

Thứ Tư 21/07/2010 , 10:40 (GMT+7)

Để khuyến khích trồng cao su, Cty cao su Thanh Hoá có chính sách: Thời gian cây cao su chưa khép tán, hộ dân được trồng xen các loại hoa màu ngắn ngày khác...

Bà Nguyễn Thị Lợi- Bí thư Đảng uỷ xã Thạch Quảng đang băn khoăn về số đảng viên của 3 đội công nhân từ NT đang sinh hoạt ghép

Để khuyến khích trồng cao su, Cty cao su Thanh Hoá có chính sách: Thời gian cây cao su chưa khép tán, hộ dân được trồng xen các loại hoa màu ngắn ngày khác. Nếu hộ dân thiếu vốn đầu tư hoa màu, Cty sẽ cho vay với lãi suất ưu đãi. Còn khi cây cao su đã được khép tán mà hộ dân có nhu cầu vay vốn để phát triển chăn nuôi thì Cty tạo điều kiện.

>> Sóng gió ở một nông trường

Khi sản phẩm trồng xen và chăn nuôi đó được làm ra nếu hộ dân không tiêu thụ được, Cty sẽ giúp. Nếu hộ trồng cao su đó là công nhân NT thì được hỗ trợ 19% BHXH, BHYT trên đơn giá tiền lương khoán.

Việc trồng cao su có hợp đồng giữa Cty và hộ dân đã nêu rõ: giao khoán trồng và chăm sóc, khai thác cao su thời gian 27 năm, quyền lợi được chia như sau: Nếu chủ hợp đồng là công nhân được chia theo tỷ lệ là công nhân được hưởng 40% tổng giá trị sản phẩm thu hoạch được theo định mức khoán trên đơn vị diện tích. Nếu chủ hợp đồng không phải công nhân sẽ được chia 39%. Nếu vượt so với định mức giao khoán thì người lao động được hưởng 100%. Người dân cũng kiến nghị, việc thanh lý vườn cây cao su cũng phải được phân phối cho người lao động. Tuy nhiên NT cho rằng, đây là vốn Cty bỏ ra đầu tư nên việc có hay không phân chia phải chờ đến khi kết thúc chu kỳ vườn cao su.

Một vấn đề khác, tại thông tư hướng dẫn số 41 ngày 12/6/2001 của Bộ Tài chính nói rõ: “Miễn thuế nông nghiệp cho những hộ dân trên toàn bộ diện tích đất thực tế trồng lúa và cà phê năm 2001”. Ở NT không trồng lúa và cà phê nên việc thu thuế của NT hoàn toàn đúng. Tuy nhiên đến ngày 23/11/2001, Bộ Tài chính ban hành thông tư 95 "sửa chữa" thông tư 41 trước đó 5 tháng thì lại quy định rằng: miễn thuế nông nghiệp cho hộ nghèo trong cả nước, hộ dân thuộc các xã 135. Như vậy các hộ dân thuộc diện được giao khoán đất NT thuộc vùng 135 nên được miễn thuế nông nghiệp. Tháng 11/2001, NT đã hoàn tất việc đóng thuế tại Chi cục Thuế Thạch Thành rồi nên khi tiếp nhận thông tư 95, NT lại đi đòi ngành thuế hoàn trả lại cho người dân. Song đến nay người dân vẫn chưa nhận được hết số tiền hoàn trả, gây nên bức xúc.

Thiết nghĩ đã đến lúc phải có một cấp uỷ thôn và ban lãnh đạo thôn được thành lập ở khu vực NT của xã Thạch Quảng để sớm ổn định tình hình trong việc chỉ đạo phát triển KT- XH.
Năm 1999, Nhà nước đầu tư điện lưới cao thế về đến trung tâm xã Thạch Quảng nhưng không kéo về NT. Lãnh đạo NT kêu gọi các hộ công nhân góp tiền kéo điện. Khi triển khai các hộ đều nhất trí. Sau khi đóng điện vào ngày áp Tết năm 1999, lãnh đạo NT quyết định trích 100 triệu đồng dành cho việc đầu tư lưới điện, số còn lại chia đều cho các hộ. Cụ thể mỗi hộ phải đóng góp lúc bấy giờ là 2.188.000đ. Sau khi NT bàn giao hệ thống điện về địa phương quản lý lẽ ra điện lực phải hoàn trả vốn đầu tư cho NT nhưng tại công văn số 84 ngày 05/01/2010 của GĐ Điện lực Thanh Hoá gửi Cty Cao su Thanh Hoá nêu rõ: “Lưới điện của NT Thạch Quảng đã bàn giao cho Điện lực Thanh Hoá không thuộc diện hoàn trả theo công văn số 14559 ngày 02/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn”.

Có một sự thật khiến người dân Thạch Quảng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp là đến nay chính quyền xã Thạch Quảng vẫn để cho 200 hộ dân nghèo với hơn 1.000 nhân khẩu đang sống cảnh bơ vơ theo đúng nghĩa là họ không thuộc diện quản lý của NT và cũng chẳng thuộc con số của địa phương. Cụ thể, sau khi NT trực thuộc Cty Cao su Thanh Hoá, nhiều lần bí quá, ông GĐNT đành làm liều ký giấy xác nhận để con em NT đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự mà đáng lý ra việc làm này thuộc thẩm quyền của xã Thạch Quảng. Đó là chưa nói số đảng viên sau khi đã nghỉ hưu ở NT chưa biết sinh hoạt nơi đâu.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm