| Hotline: 0983.970.780

Vì sao Đồng Nai chưa công bố dịch?

Thứ Năm 20/02/2014 , 09:58 (GMT+7)

Trong khi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ có 250 con gà chết vì H5N1 đã công bố dịch ngày 17/2, thì tỉnh Đồng Nai có số lượng gà chết gấp 30 lần với nguyên nhân như thế, nhưng đến nay vẫn chưa công bố dịch.

* Đã có hơn 8.000 gà chết phải tiêu hủy

Trong khi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ có 250 con gà chết vì H5N1 đã công bố dịch ngày 17/2, thì tỉnh Đồng Nai có số lượng gà chết gấp 30 lần với nguyên nhân như thế, nhưng đến nay vẫn chưa công bố dịch. Xem ra, quan điểm xử lý thông tin và công bố dịch cúm gia cầm của mỗi địa phương đang có sự cách biệt.

Mặc dù đang là thời điểm rất nóng về dịch cúm gia cầm khiến Chính phủ và Bộ NN-PTNT khẩn cấp có cuộc họp trực tuyến bàn về phòng chống dịch với các tỉnh, thành trong cả nước vào ngày 18/2. Tại cuộc họp này, đại diện Sở NN-PTNT Đồng Nai vẫn chưa chịu "tiết lộ" về số lượng gà chết do cúm gia cầm xảy ra ở địa phương này thời gian qua.

Do thông tin gà bị cúm chết chỉ lưu hành văn bản "nội bộ" nên các cơ quan truyền thông muốn tiếp cận nguồn tin cũng nhận được sự dè dặt từ phía các cơ quan chức năng.

Từ nguồn tin của một CTV, hôm qua (19/2) chúng tôi đến xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom để tìm hiểu về một hộ chăn nuôi gà 5.000 con bị dịch cúm chết hàng loạt vừa bị tiêu hủy toàn đàn vào đêm 13/2. Hỏi thăm phòng làm việc của ông Phó chủ tịch kiêm Trưởng ban phòng chống dịch cây trồng, vật nuôi xã - Hoàng Thế Vinh để nắm thông tin thì được biết ông Vinh nghỉ việc đột xuất do bận đưa con đi nghĩa vụ quân sự.



Trại gà của ông Trần Văn Dần (Ấp Lộ Đức, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom) sau khi tiêu hủy 5.000 con do phát hiện cúm gia cầm H5N1 ngày 14/2

Đến phòng làm việc của Bí thư kiêm Chủ tịch xã Đỗ Xuân Khánh lại nhận được câu trả lời là phải làm việc với "đồng chí Vinh", nếu Phó chủ tịch xã vắng thì "đăng ký hẹn lịch cụ thể", còn "tôi đang bận họp không thể tiếp được". Cuối cùng, chúng tôi phải điện thoại cho chị Xuyên, Chủ tịch Hội Nông dân xã, nhờ hướng dẫn nhưng bà Chủ tịch HND cũng "bất lực" vì chưa có ý kiến chỉ đạo cho phép của lãnh đạo UBND xã.

Thế là, chúng tôi vừa đi vừa hỏi thăm đường tìm đến trại gà của ông Trần Văn Dần ở ấp Lộ Đức, nằm cách UBND xã chừng 10 km, đây là trại gà vừa xác định bị dịch cúm và đã tiêu hủy toàn bộ. Theo đó, ông Dần nuôi tổng cộng 5.000 con gà tam hoàng, giống gà được ông Dần mua tại cơ sở bà Đoàn Thị Hường (Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội) tuy có giấy kiểm dịch gà ngày 14/12/2013 nhưng chưa được tiêm phòng vacxin cúm gia cầm.

Lúc gà được 62 ngày tuổi, trọng lượng trung bình 1,3 kg/con thì xuất hiện triệu chứng chảy dãi, phân trắng, sau đó lăn ra chết. "Tôi tự tiêu hủy 1.000 con, còn lại 4.000 con thấy chết nhanh quá nên thông báo cho chính quyền biết để họ xuống kiểm tra xem nguyên nhân gì".

Sau khi nghe ông Dần thông báo, lập tức đoàn kiểm tra của huyện (Phòng kinh tế, Trạm thú y) kết hợp với chính quyền xã trực tiếp kiểm tra và phát hiện gà chết la liệt trên sàn. Ngay trong đêm, đoàn đã quyết định tiêu hủy tại chỗ. Ngày hôm sau (14/2), Chi cục Thú y lấy 4 mẫu bệnh phẩm, 15 mẫu huyết thanh và xác định đàn gà dương tính với virus H5N1.

Ông Trần Văn Nông, Trưởng trạm Thú y huyện Trảng Bom cho hay, sau khi phát hiện ổ dịch tại xã Hố Nai 3 (đến nay đã 1 tuần lễ), trên tỉnh có hỏi ý kiến của tôi "Có nên công bố dịch không", tôi bảo: "Về chuyên môn nên công bố để có các biện pháp tiếp theo phòng chống quyết liệt hơn".

Cũng theo ông Nông, tuy Đồng Nai chưa công bố dịch nhưng các biện pháp triển khai sau khi tiêu hủy đàn gà của ông Dần đã được thực hiện đúng qui trình và trên diện rộng. Đó là cấp thuốc sát trùng và hướng dẫn phun thuốc khử trùng tiêu độc khu trang trại, khu vực chôn gà chết; kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn huyện...

Dự kiến ngày 20/2, tỉnh sẽ đưa về 2.000 lít thuốc sát trùng để phun. Được biết, tổng đàn gà của huyện Trảng Bom là 1,9 triệu con, trong đó chăn nuôi tập trung là 1,7 triệu con.

Đánh giá về trại gà bị dịch cúm của ông Trần Văn Dần, ông Vũ Ngọc Lan (Trưởng phòng Dịch tễ, Chi cục Thú y Đồng Nai) nói: "Trại gà này không bệnh mới chuyện lạ, còn bệnh dịch là bình thường". Theo giải thích của ông Lan, chuồng trại gà của ông Dần không đạt yêu cầu, ẩm thấp, phân gà không dọn dẹp sạch sẽ... là một trong những nguyên nhân gây tích tụ và phát triển mầm bệnh. Hơn nữa trại gà này nằm sát khu vực ruộng lúa xuất hiện nhiều đàn cò trắng sinh sống.

"Theo tôi biết, những hộ nuôi gà nhỏ lẻ đa phần là không tiêm phòng bắt buộc theo Quyết định số 63 của Bộ NN-PTNT, khi gà mới phát bệnh thì không báo cho cơ quan thú y và chính quyền địa phương, đến khi gà chết nhanh chết nhiều mới báo, cái này gây khó khăn cho chính quyền vì xử lý lúc này đã muộn. Trường hợp của ông Dần là ví dụ".

Vì sao các trang trại chăn nuôi gà nhỏ lẻ lại lơ là với việc tiêm phòng vacxin cúm gia cầm. Ông Lan nói có một phần lỗi của doanh nghiệp cung cấp vacxin. "Như ở phía Nam, chỉ có một Công ty TNHH Thuốc thú y Trung ương (Navetco) cung cấp, họ bán 1 lọ gồm 500 liều (khoảng 200 ngàn đồng/lọ) là quá nhiều. Trường hợp một hộ nuôi vài chục con thì không thể mua mấy trăm liều mà phải liên kết với nhau để tiêm phòng. Trong thực tế điều này rất khó thực hiện".

Theo tìm hiểu chúng tôi, không chỉ dịch cúm xuất hiện ở Trảng Bom mà trước đó vào những ngày ra Tết ở huyện Cẩm Mỹ cũng đã xuất hiện dịch cúm làm chết và tiêu hủy hơn 3.200 con gà của hộ ông Nguyễn Năng Hòa ở ấp 6, xã Lâm San.

Theo ông Hòa, đàn gà ông mang bệnh khá lâu, không chết nhanh mà từ từ, ban đầu nhầm tưởng với bệnh Newcastle (còn gọi là bệnh dịch tả hay gà rù - PV) nên ông mang gà bệnh cho cán bộ thú y mổ chẩn đoán xem bệnh gì. Đến khi gà được 49 ngày tuổi thì mới phát hiện là bị "con" H5N1 nên ngày 8/2/2014 đã được tiêu hủy toàn bộ.

+ Trong bối cảnh dịch cúm đang phát triển trở lại với mức độ đáng sợ hơn là có trường hợp đã lây lan sang cho con người, nhưng tỉnh Đồng Nai vẫn chưa công bố dịch chắc phải có lý do. Tuy nhiên với số lượng gà chết "áp đảo" như vậy mà không thông báo sớm cho người dân biết để chủ động phòng tránh, ngăn ngừa lây lan, bảo vệ nhà sản xuất và người tiêu dùng là điều đáng tiếc.

+ "Hiện nay đang là mùa dịch cúm gia cầm, người chăn nuôi cần chú ý đến các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học cho gia cầm như tiêm phòng Newcastle đúng định kỳ, tụ huyết trùng, Gumboro, đậu gà, kháng sinh phòng bệnh CRD, cầu trùng... (tiêu hóa, hô hấp) và đặc biệt là vacxin cúm gia cầm" (ông Vũ Ngọc Lan, Trưởng phòng Dịch tễ - Chi cục Thú y Đồng Nai).

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm