| Hotline: 0983.970.780

Vì sao giá khoai tây tuột dốc?

Thứ Sáu 17/02/2012 , 08:45 (GMT+7)

Diện tích và sản lượng khoai tây vụ đông trong nước tăng mạnh, việc tiêu thụ bị dồn ứ nghiêm trọng thì khoai tây NK giá rẻ từ Trung Quốc cũng tràn vào như thác.

Khoai tây mọc mầm của Trung Quốc NK về Bắc Ninh phải “tuốt lại” cho giống khoai tây Việt Nam bằng cách bóc mầm

Trong hoàn cảnh diện tích và sản lượng khoai tây vụ đông trong nước tăng mạnh, việc tiêu thụ bị dồn ứ nghiêm trọng thì khoai tây NK giá rẻ từ Trung Quốc cũng tràn vào như thác.  

>> Thê thảm khoai tây

Trợ giá giống góp công “nốc ao” thị trường 

Đi tìm nguyên nhân vì sao, giá khoai tây năm nay lại rớt thảm hại như vậy, không chỉ nông dân mà ngay cả lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương cũng đều lắc đầu bế tắc. Chỉ có những ông chủ buôn khoai tây chuyên nghiệp thì rõ hơn cả.

Ông Nguyễn Đăng Hồi, một chủ đại lí thu mua và NK khoai tây Trung Quốc tại xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, Bắc Ninh vốn là người nắm rõ diễn biến của thị trường khoai tây trong lòng bàn tay. Ông Hồi phân tích, việc giá khoai tây vụ đông năm nay rớt mạnh, bên cạnh nguyên nhân chính do khoai tây giá rẻ NK từ Trung Quốc tràn vào như thác, thì lượng khoai vụ đông SX trong nước tăng đột biến cũng góp phần đẩy thị trường khoai tây vào tình cảnh “lụt gặp mưa”.

Theo ông Hồi, Quế Võ là huyện trồng khoai tây truyền thống, diện tích vụ đông năm 2011 – 2012 mặc dù không tăng so với mọi năm, nhưng cái chết là sức ép tiêu thụ từ các tỉnh khác. Cụ thể diện tích khoai tây ở nhiều tỉnh như Thái Bình, Hải Dương… tăng rất mạnh, đồng thời do đầu vụ mưa kéo dài, khiến việc xuống giống diễn ra tập trung vào cuối vụ, kéo theo việc thời gian thu hoạch cũng bị tập trung chỉ trong vòng khoảng 10 ngày nên khoai tây càng bị dồn ứ nghiêm trọng. Nhiều nơi, khoai bị bệnh héo rũ nên chất lượng rất thấp, kích cỡ củ không đồng đều khiến việc tiêu thụ càng khó. 

Đứng về phía địa phương, mà cụ thể như ở Thái Bình, khi nhận định về nguyên nhân của việc vì sao giá khoai tây năm nay lại rẻ như vậy, nhiều cán bộ cơ sở cho rằng, chính sách trợ giá giống của tỉnh cũng đã một phần làm “nốc ao” giá khoai.

Anh Bùi Văn Hải, phó chủ nhiệm HTX của vựa khoai tây xã Tân Hòa (Vũ Thư, Thái Bình) phân tích: Năm nay, người trồng các giống khoai NK như giống Đức, giống Hà Lan vẫn giữ được giá cao tới 5.000 – 6.000 đ/kg nhờ mẫu mã đẹp, củ to đều nên vẫn có lời. Trong khi đó, rất nhiều địa phương trong tỉnh lại được trợ giá giống với lượng giống rất lớn là giống của Trung Quốc. Loại khoai này năm nay thị trường vốn đã không ưa chuộng, mà diện tích lại mở rộng quá lớn nên có thể đây cũng là nguyên nhân khiến giá khoai càng rẻ hơn. 

“Đã lụt, lại gặp mưa to” 

Cục trưởng Cục Trồng trọt: Khoai rẻ là điều…  bất khả kháng! 

Ông Nguyễn Trí Ngọc – Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, việc giá khoai tây vụ đông quá rẻ hiện nay là điều… bất khả kháng, mà nguyên nhân khách quan là chính. Theo ông Ngọc thì vụ đông 2011 – 2012, trước khó khăn về thời vụ, Cục Trồng trọt chủ trương đẩy mạnh diện tích cây ưa lạnh, đặc biệt là nâng diện tích cây khoai tây lên mức 18 nghìn hecta là chủ trương hợp lí. Điều này căn cứ vào tình hình cung ứng giống, tình hình giá cả và tiêu thụ khoai tây ở những vụ đông các năm gần đây khá ổn định, vụ đông năm 2011 giá khoai cao tới 14 – 15 nghìn đồng/kg nhưng vẫn không có đủ đáp ứng nhu cầu trong nước.

Bên cạnh đó, trước đây diện tích khoai tây ở miền Bắc có năm lên tới 30 nghìn hecta nhưng việc giá cả và việc tiêu thụ vẫn tốt, chứng tỏ nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn còn rất lớn. Về vấn đề tiêu thụ, Cục cũng đã đề nghị các địa phương mở rộng diện tích khoai tây phải đi đôi với việc ký kết HĐ bao tiêu sản phẩm và đưa các giống mới vào thay thế các giống cũ… Tuy nhiên, cũng có tình trạng một số địa phương đưa giống trợ giá cho nông dân là giống rẻ tiền từ Trung Quốc, thậm chí nhiều lô giống NK về khi trồng có tình trạng khoai bị nhiễm virus, khiến năng suất và chất lượng củ rất kém.

Tóm lại, việc giá cả thế nào thì vẫn phải tuân theo thị trường, và quy luật của thị trường luôn là thiếu – thừa – thiếu nên khó mà lường trước được!

Trong hoàn cảnh thị trường trong nước đang “bội thực” khoai như thế, thì từ cuối năm 2011 đến nay, khoai tây từ Trung Quốc được các chủ buôn NK về như thác do mẫu mã đẹp, giá lại rất rẻ. Theo ông Hồi, những năm trước, khoai tây Trung Quốc thường chỉ được xuất sang nước ta từ khoảng tháng 7 đến tháng 11 âm lịch, thế nhưng từ năm 2011 đến nay thì khoai tây Trung Quốc lúc nào cũng tràn ngập thị trường.

Các đại lí tại khu vực Bắc Ninh những năm trước, thường chỉ nhập 30% lượng khoai từ Trung Quốc về tiêu thụ trong nước, thì nay, khoai Trung Quốc nhập về đã chiếm 50% thị trường. Chính vì vậy, các đại lí tại Bắc Ninh thay vì mỗi ngày thu mua khoảng 100 – 200 tấn khoai tây từ nông dân, thì nay chỉ thu mua nhúc nhắc 20 – 30 tấn/ngày.

Vòng xuống khu vực chợ Hòa Đình (TP. Bắc Ninh) thời điểm này, những chiếc xe tải chở khoai tây Trung Quốc từ Lào Cai, Lạng Sơn vẫn nườm nượp tập kết hàng về đây suốt ngày đêm. Theo quan sát của PV, khoai Trung Quốc có củ to, đều, màu vàng đẹp mắt, nhưng hầu hết đều đã bị mọc mầm. Các chủ đại lí sau khi nhập hàng về đều phải huy động nhân công để bẻ mầm và “tuốt lại” khoai.

Tạt vào một đại lí tại đây, chúng tôi thấy rất nhiều lao động đang hì hục bứt mầm khoai tây và trát lại vết mầm bằng đất bột. Bà Đỗ Thị Oanh, chủ đại lí này cho biết, hiện giá khoai tây nhập về tới TP. Bắc Ninh chỉ có giá khoảng 2.500 đồng/kg. Các đại lí ở TP. Bắc Ninh chẳng cần phải sang tận nơi mua, chỉ cần ở nhà alô một cái là cần bao nhiêu tấn cũng có hàng chuyển về ngay trong ngày, sau đó đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh miền Trung và miền Bắc.

Ông Phan Tân Khánh, GĐ Cty TNHH Phát triển công nghệ Tấn Phát (một DN thuê đất SX khoai tây giống tại Trung Quốc) cho biết: Sở dĩ khoai tây Trung Quốc NK về Việt Nam bị mọc mầm, đó là do năm 2011, nhiều địa phương ở Trung Quốc mở rộng diện tích khoai tây rất lớn nên giá quá rẻ. Vì vậy, hiện tại vẫn còn một lượng khoai không nhỏ được các chủ trang trại dự trữ trong các hầm bảo quản khổng lồ từ giữa năm 2011 đến nay chưa tiêu thụ hết. Trong đó có nhiều kho khoai đã bị mọc mầm, phải bán tháo với giá rẻ.

Theo ông Khánh, do lo ngại giá khoai tây đắt như đầu năm 2011, lượng khoai tây tại Trung Quốc lại bị ứ đọng và giá rất rẻ từ cuối năm 2011 đến nay, nên hầu hết các DN chế biến thực phẩm trong nước đã chuyển sang NK khoai Trung Quốc về dự trữ đầy kho từ trước khi khoai vụ đông tại miền Bắc thu hoạch. Điều này lí giải vì sao năm nay, lượng tiêu thụ khoai tây nội địa lâm vào cảnh khó khăn chưa từng thấy.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – GĐ Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (Viện IPSARD): “Đổ lỗi do khách quan thì đơn giản quá!” 

“Câu chuyện giá cả, tiêu thụ nông sản này quá cũ rồi, nhưng nó vẫn là căn bệnh chưa chữa được không chỉ đối với khoai tây. Lúc nào rớt giá, chúng ta vẫn hay có thói quen là đổ lỗi do khách quan, do hàng Trung Quốc. Nói như thế thì dễ dàng quá!

Bộ NN-PTNT hiện nay có 2 đơn vị có chức năng có thể dự báo về thị trường để đưa ra chính sách tư vấn cho kế hoạch SX nông nghiệp, một đơn vị “chính danh” đó là Trung tâm Tin học – Thống kê và đơn vị thứ hai không “chính danh” đó là Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp. Ở các nước, lực lượng này giống như Cảnh sát nông nghiệp vậy! Họ có thể tham mưu cho cơ quan ra kế hoạch SX trước mỗi vụ xem SX bao nhiêu thì đủ, bán cho ai, dự báo thị trường thế giới trong ngắn và dài hạn thế nào…? Còn ở ta, sự phối hợp này gần như chưa có. Ngành Trồng trọt chỉ căn cứ vào tín hiệu thị trường tức thời để đưa ra kế hoạch điều hành SX thì rõ ràng là không ổn.

Về quan điểm riêng, tôi cho rằng nước ta nằm ngay cạnh một quốc gia có thể mạnh SX khoai tây tầm cỡ nhất thế giới là Trung Quốc, nên ta khó mà cạnh tranh được. Rõ ràng khoai tây cũng không phải là một cây có thế mạnh của Việt Nam. Mà đã không có thế mạnh thì cũng đừng nên đưa ra chính sách này, chủ trương nọ cho cây trồng đó nữa, mà để tập trung cho cây trồng có thế mạnh. Không có thế mạnh mà cứ cố dấn vào để làm thì thất bại là khó tránh khỏi, đó là chưa kể nhiều địa phương vẫn rất khoái thành tích, họ dựa vào chủ trương của TƯ để đưa ra chính sách hỗ trợ này, hỗ trợ khác với mục đích tư lợi là chính, chứ chẳng cần biết nông dân sẽ thế nào”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm