| Hotline: 0983.970.780

Vì sao hàng loạt doanh nghiệp đối mặt phá sản?

Thứ Hai 07/05/2012 , 10:39 (GMT+7)

Chưa khi nào mà các DN cùng một lúc phải đối mặt với muôn vàn khó khăn như hai năm nay...

Cty TNHH thương mại Tuấn Thu ở Đông Sơn - Thanh Hóa nợ đọng thuế 2 năm liền và cánh cửa Cty luôn đóng lại

NNVN số 90 ra ngày 4/5 đăng bài viết: “Thanh Hóa: Hàng ngàn doanh nghiệp dừng hoạt động” phản ánh một thực tế hết sức ảm đạm và có thể nói là nóng bỏng nhất hiện nay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh tại Thanh Hóa.

>> Hàng ngàn doanh nghiệp dừng hoạt động

Chỉ tính riêng quý I/2012, toàn tỉnh thành lập mới 216 DN nhưng lại có 275 DN dừng hoạt động và phá sản (một năm qua có gần 3.000 DN dừng hoạt động và phá sản). Điều đáng báo động là số chủ DN bỏ trốn mất tích có chiều hướng tăng lên. Bên cạnh đó có không ít DN “chết” nhưng vẫn không chịu khai tử.

Theo ông Ngô Xuân Nhân - GĐ Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa, việc có hàng ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn DN trong nước và tại Thanh Hóa dừng hoạt động, phá sản có rất nhiều nguyên nhân nhưng có thể chỉ ra đây một số điều căn cơ của nó. Trước hết phải kể đến do tác động rất lớn của tình hình suy thoái kinh tế thế giới và ở trong nước. Tiếp đến là việc triển khai NQ11 của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, cùng với đó là thắt chặt tín dụng đã dẫn đến tình trạng các DN đồng loạt thiếu vốn cho sản xuất.

“Có những DN bị ngân hàng đốc thúc thu hồi nợ đành phải đi cầm cố vay nợ nóng bên ngoài để mong thanh khoản cho ngân hàng. DN nghĩ rằng sau đó sẽ được vay tiếp, song lại bị ngân hàng trở quẻ khiến cho DN lâm vào cảnh túng bấn khôn cùng và liên tục bị các chủ nợ ngoài ráo riết tìm đến để hỏi nợ. Trong số 13 chủ DN bỏ trốn hiện nay ở Thanh Hóa phần lớn rơi vào nhóm này” - ông Nhân cho hay.

Trong một cuộc đối thoại gần đây giữa UBND tỉnh và các DN, nhiều chủ DN kiến nghị tỉnh cần giảm giá thuê đất cho DN. Ý kiến của DN cho hay là giá thuê đất tại Thanh Hóa năm 2011 có nơi cao gấp 10 lần, thậm chí là 20 lần so với năm 2010. Hai năm nay cũng chỉ trên mảnh đất ấy, sản xuất kinh doanh của các DN gặp không ít khó khăn. Tiếp đến, Chính phủ cho tăng lương khối DN thế là cùng một lúc DN gánh rất nặng các khoản như: lãi suất ngân hàng cao, lương công nhân tăng, bảo hiểm tăng, tiền thuê đất cao. Điều kiện để tái sản xuất là rất khó chứ chưa nói sản phẩm làm ra còn khó tiêu thụ.

Có DN thẳng thừng nói rằng, nếu ngành thuế mà cưỡng chế để thu thuế, ngân hàng phát mại tài sản thế chấp và bảo hiểm khởi kiện ra tòa thì họ cũng sẽ khởi kiện ra tòa đối với các chủ đầu tư là cơ quan nhà nước. Vì ngay chính cơ quan nhà nước cũng đang làm chủ đầu tư nhiều công trình do họ trúng thầu thi công nhưng hiện tại chủ đầu tư cũng đang bị kẹt vốn khiến toàn bộ vốn, công sức các DN bỏ vào công trình đến nay vẫn chưa được thanh quyết toán.

Theo ông Ngô Xuân Nhân thì chưa khi nào mà các DN cùng một lúc phải đối mặt với muôn vàn khó khăn như hai năm nay. Nhất là chi phí cho đầu vào hết sức cao như giá xăng dầu, nguyên vật liệu, giá thuê đất, lãi suất ngân hàng, tiền lương công nhân… đã khiến cho các DN luôn đứng trong thế bí vốn để tái sản xuất. Tuy nhiên, khi nhìn nhận vấn đề DN dừng hoạt động và phá sản hiện nay, ông Nguyễn Bình Minh - GĐ Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) lại có quan điểm rất riêng. Ông Minh nói: “Trong bối cảnh hiện nay, không có vốn để đầu tư sản xuất đã là khó khăn song cũng có không ít DN dùng vốn tự có để đầu tư vào sản xuất mà vẫn thất bại”.

Lý giải về sự thất bại này, ông Minh cho hay: “Đó là việc sản phẩm làm ra của các DN không tiêu thụ được, bởi sức mua rất kém. Chính điều này đã tác động đến tâm lý, tư tưởng của chủ DN và rất nhiều người lao động. Tuy rằng chủ lao động không bị sức ép về tiền lãi ở ngân hàng như các DN có vay vốn thì ở những DN dùng vốn tự có này cũng đau đầu vì sản phẩm làm ra không tiêu thụ được khiến cho đời sống người lao động bị ảnh hưởng, trong khi chi phí cho đầu vào là rất cao”.

“Có không ít DN sau khi được thành lập, việc đầu tiên là lập dự án để vay vốn ngân hàng. Khi gặp điều kiện khó khăn, sản xuất trì trệ, DN mất khả năng trả nợ, không đóng nộp được thuế và bảo hiểm, công nhân mất việc làm và không có lương… dẫn đến DN khốn đốn và động thái đầu tiên của họ là xin tạm dừng hoạt động rồi xù nợ rồi bỏ trốn” - ông Minh nói.
Để giải quyết bài toán này, theo ông Minh, nhà nước cần tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đầu ra cho sản phẩm. Ông Minh cho rằng, việc Bộ Chính trị có chỉ thị về “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một định hướng rất hay. Nếu chúng ta làm tốt điều này, một mặt sẽ giải quyết được phần nào đầu ra cho DN trong nước đồng thời sẽ không phải bỏ ra khoản tiền lớn để nhập khẩu hàng nước ngoài

Một nguyên nhân khác dẫn đến DN hoạt động thất bại chỉ trong thời gian ngắn mà theo ông Minh đó chính là năng lực yếu kém của người điều hành DN. Ông Minh lấy ví dụ: Ở huyện Đông Sơn có trên 300 DN nhưng phần lớn là DN nhỏ và siêu nhỏ. Trong đó chủ yếu là DN khai thác và chế tác đá. Nói là chế tác nhưng cách thức sản xuất còn hết sức thô sơ. Không chỉ có vậy, nhiều chủ DN học hành chưa đến đầu đến đuôi gì cả. Có không ít chủ DN từng là người làm thuê tại các xưởng khai thác và chế tác đá trên địa bàn, sau một thời gian làm ăn thì tự tách ra thành lập DN và đứng tên là ông chủ DN. Nghe thì oai thật nhưng ngay cả soạn thảo hay kiểm duyệt một văn bản còn lúng túng thì nói gì đến điều hành và đối ngoại để làm ăn cho một Cty.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm