| Hotline: 0983.970.780

Vì sao hồ thủy lợi Hàm Kỳ dang dở?

Thứ Năm 20/05/2010 , 12:24 (GMT+7)

Được khởi công từ năm 2002 và dự kiến đến năm 2006 sẽ hoàn thành, thế nhưng đến nay công trình này vẫn chưa thể hoàn thiện. Vì sao vậy

Dự án nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi hồ Hàm Kỳ (xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) được khởi công từ năm 2002 và dự kiến đến năm 2006 sẽ hoàn thành. Thế  nhưng đến nay công trình này vẫn chưa thể hoàn thiện. Vì sao vậy?

Nhập nhằng giá đền bù

Đã hoàn thành đến 90% và chỉ còn một hạng mục là đập chính 3A nhưng hồ thủy lợi Hàm Kỳ vẫn kéo dài chưa biết đến bao giờ. Chính quyền xã Xuân Áng khăng khăng đổ lỗi cho “phần tử xấu” ngăn cản thi công, còn người dân khẳng định họ chỉ đòi quyền lợi chính đáng của mình.

Áp giá 2007 theo số liệu 2002

Năm 2002 dự án cải tạo nâng cấp hồ thủy lợi Hàm Kỳ được khởi công do UBND huyện Hạ Hòa làm chủ đầu tư với nguồn vốn dự kiến ban đầu là 12,6 tỷ. Song song với việc triển khai xây dựng các hạng mục, Ban đền bù GPMB công trình đã tiến hành rà soát, thống kê các diện tích đất và tài sản trên đất cho các hộ dân chịu ảnh hưởng. 83 hộ dân ở khu xã Xuân Áng được thông báo đất bị thu hồi và chấm dứt các hoạt động xây dựng cơ bản. Trong đó có 5 hộ bị thu hồi từ 10-30%, 8 hộ từ 32-50%, 22 hộ từ 51-70%, 48 hộ từ 71-100%.

Theo dự toán ban đầu, chỉ có khoảng 600 triệu đồng tiền đầu tư cho công tác đền bù GPMB. Nhưng khi rà soát xong toàn bộ các diện tích đất, ruộng, rừng bị ảnh hưởng, chính quyền địa phương lại loay hoay không thể triển khai vì thiếu vốn. Mãi đến năm 2007, công tác đền bù tiếp tục được triển khai khi có các quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên dân Xuân Áng bức xúc vì khi thực hiện thu hồi đất chính quyền đã rút gọn công tác đền bù bằng cách lấy các số liệu đo đạc từ năm 2002 và chỉ việc áp giá 2007 là xong.

Cách làm này của chính quyền khiến dân Xuân Áng vạch ra 14 vấn đề cần khiếu nại các thiếu sót trong công tác đền bù. Trong đó 2 vấn đề chính mà theo họ “vô cùng nghiêm trọng” là diện tích đất rừng và diện tích ao hồ, mặt nước hết sức nhập nhằng vì qua nhiều năm đã có sự thay đổi. 

Dù đã có quyết định di dời nhưng hộ anh Nguyễn Văn Thiện vẫn quyết tâm ở lại ngay lòng hồ

Bám lòng hồ vì đâu?

Đền bù dai dẳng, không dứt khoát, tiền chi nhỏ giọt, thậm chí dân ký nhận vẫn không thể biết đền bù khoản gì khiến 3 năm ròng rã, nhận tiền đợt này đến đợt khác dân Xuân Áng vẫn tiếp tục khiếu nại. Dù sắp đến giai đoạn cuối để hoàn thành công trình nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn còn 7 hộ dân đang bám trụ ngay trong lòng hồ. Khi các đơn vị thi công vào hoàn thành khu đập chính 3A, rất nhiều hộ dân nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng kéo nhau ra ngăn cản không cho công nhân của các đơn vị thi công.

Các hộ dân nằm trong diện ảnh hưởng của công trình hồ thủy lợi Hàm Kỳ vừa được xem xét hỗ trợ thêm 1,8 tỷ đồng. Dư luận cho rằng nhờ bà con khiếu kiện nên mới có khoản này khiến công tác đền bù vẫn đang là một vấn đề phức tạp. Còn ông Phi trả lời rằng “đấy là tiền xem xét hỗ trợ thêm vì xét thấy điều kiện bà con nhiều khó khăn”. Số tiền đền bù theo dự toán ban đầu là 600 triệu hiện đã hơn 10 tỷ và chắc chắn con số này vẫn chưa dừng lại.

Hộ anh Nguyễn Văn Thiện nằm trong khu vực lòng hồ ở thôn Tiến Mỹ nằm trong diện phải di dời nhưng nhất quyết không chịu đi bởi theo anh giá đền bù quá nhập nhằng. Anh Thiện dẫn chứng rằng việc đền bù “có vấn đề” bởi cùng một cây keo cách đây 4 năm có giá 4 ngàn đồng nhưng bây giờ chỉ có 5 ngàn dù nó đã lớn hơn rất nhiều. Còn một cây quế lúc thống kê có giá tới 180 ngàn nhưng nếu áp giá hiện tại chỉ còn 60 ngàn. Chưa kể một phần diện tích lớn ao hồ, mặt nước gia đình nuôi trồng thủy sản vẫn chưa được đền bù.

Qua 7 lần nhận tiền gia đình anh chỉ mới được tổng cộng hơn 200 triệu đồng. Quá ít so với giá trị thực tế nên dù đã nhiều lần có lệnh nhưng nhất quyết không di dời. Bức xúc hơn anh Thiện còn bảo rằng chỉ có 2 lần nhận tiền đền bù được cấp biên lai, còn lại anh chỉ biết ký nhận mà không biết khoản gì. “Nếu tính toán đầy đủ gia đình tôi còn thiếu ít nhất là 30% giá trị đền bù”.

Về vấn đề này khi trao đổi với PV NNVN, Chủ tịch UBND xã Xuân Áng ông Trình Quang Phi rất hồ hởi rằng: “Mọi công tác GPMB, đền bù cho dân đã xong hết, chuyện một số hộ dân còn ngăn cản công tác thi công là do các phần tử xấu không có quyền lợi xúi giục”. Về thông tin NNVN đưa ra rằng vẫn còn một số hộ dân chưa chịu di dời khỏi lòng hồ, ông Phi vẫn một mực khăng khăng kiểu “làm gì có chuyện đó” hay “họ chỉ ở tạm thôi”. Tiếp tục dẫn lời ông Phi đến các hộ dân còn “ngoan cố” bám trụ lòng hồ họ đều quả quyết rằng: “Chúng tôi không đi đâu hết khi chưa đền bù thỏa đáng, kể cả việc nước hồ dâng”.

Xem thêm
Thủ tướng yêu cầu không để lặp lại tình trạng thiếu điện cục bộ như năm 2023

Bộ Công thương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo EVN đảm bảo dự án được đấu điện trước 30/6.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.

Bình luận mới nhất