| Hotline: 0983.970.780

Vì sao lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ngày càng khốc liệt?

Thứ Năm 08/08/2019 , 07:01 (GMT+7)

Những năm gần đây tình trạng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất trên khắp các tỉnh miền núi phía Bắc ngày càng diễn ra khốc liệt, mật độ một dày, sức tàn phá vô cùng tàn khốc để lại hậu quả rất nặng nề.

Một câu hỏi đặt ra: Vì sao lũ ống, lũ quét và sạt lở đất lại xảy ra liên miên và khốc liệt như vậy, bằng cách nào con người biết và tránh được những thảm họa thiên nhiên đó?

09-58-28_h1
Lũ ống tàn phá thị trấn Mù Cang Chải ngày 3/8/2017.

Đây là câu hỏi không dễ trả lời. Nhiều nhà khoa học đi tìm câu trả lời đó, nhưng đều… bế tắc. Bởi các quy luật của thiên nhiên đang diễn ra “xộc xệch”, nắng mưa bất thường, nhiệt độ tăng cao, tuyết rơi giữa mùa hè…

Dường như sự phát triển kinh tế với tốc độ càng nhanh, khi hàng ngàn nhà máy, khu chế xuất, các công trình thủy điện khắp nơi trên thế giới cũng như Việt Nam mọc lên mỗi ngày đã tác động mạnh mẽ tới sự cân bằng với thiên nhiên. Sự biến đổi khí hậu đang diễn ra quyết liệt, đó là nguyên nhân gây ra những cơn bão cuồng nộ, lượng mưa lớn tập trung vào một vùng như thể hiện sự giận dữ muốn trừng phạt mảnh đất đó.

Mấy năm gần đây tần suất các trận lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ngày càng nhiều và dày đặc hơn. Xin thống kê vài trận lũ: Trận lũ quét kinh hoàng rạng sáng ngày 5/8/2016 quét qua thôn Sủng Hoảng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã làm nhiều ngôi nhà bị sập đổ, nhiều người chết và mất tích. Ngày 3/8/2017 lũ ống, lũ quét xảy ra ở thị trấn Mù Cang Chải và các xã Kin Nọi, Lao Chải, tỉnh Yên Bái đã làm 15 người chết và mất tích.

Ngày 26/6/2018 mưa lớn gây lũ ống lũ quét và sạt lở đất ở các huyện Tam Đường, Than Uyên, Sìn Hồ tỉnh Lai Châu khiến 31 người chết và mất tích thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Ngày 20/7/2018 mưa lớn gây lũ ống, lũ quét tại các xã Sơn Lương, Sùng Đô (Văn Chấn), Phong Dụ Thượng (Văn Yên) tỉnh Yên Bái đã cuốn trôi và làm sập đổ mấy chục ngôi nhà, hơn 20 người chết, mất tích và bị thương, thiệt hại gần 2.000 tỷ. Ngày 3/8/2019 trận lũ ống lũ quét xảy ra tại xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa làm hơn 21 người chết và mất tích…

Nơi xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất chủ yếu ở các tỉnh miền núi, địa hình núi cao, dốc dựng, lòng suối khe hẹp, lượng mưa lớn tập trung trong phạm vi nhỏ, thời gian mưa lâu. Những người dân vùng lũ cho biết: Thời gian mưa kéo dài từ 5-8 tiếng, mưa như đổ nước trên mái nhà, nước suối từ trên núi dội xuống cuồn cuộn như phóng lao mang theo đất đá và những cây rừng to bằng cả người ôm. Lượng mưa ước tính trút xuống Sơn Lương khoảng 400 - 450mm, chính vì mưa lớn như vậy, lại tập trung ở một nơi nên mới xảy ra lũ ống lũ quét.

Câu hỏi đặt ra là rừng khu vực Sơn Lương còn rất tốt, tỷ lệ độ che phủ 63%, thì sao lại xảy ra lũ ống lũ quét? Câu trả lời đơn giản: Lượng mưa quá lớn. Tuy nhiên, nhiều trận lũ ống, lũ quét xảy ra ở nhiều địa phương do diện tích đồi núi trọc cao, đó là hậu quả của tệ phá rừng là điều không bàn cãi.

09-58-28_h2
Lũ quét tàn phá xã Sơn Lương ngày 20/7/2018.

Một thủ phạm giấu mặt gây ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất chính là các nhà máy thủy điện mọc lên dày đặc trên các con sông, con suối. Khi mưa lớn các nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ đã gây ra lũ ống, lũ quét khu vực hạ lưu, nhà máy Sử Pán 1 (Sa Pa, Lào Cai) xả lũ rạng sáng 24/6/2019 là ví dụ.

Người dân miền núi thường sống dọc các con sông con suối hay dưới các sườn núi để tiện sinh hoạt và sản xuất, khi lũ và sạt lở đất xảy ra thì khó tránh khỏi bị mất tài sản và chết người. Chính quyền địa phương cần cảnh báo trước để giảm thiệt hại cho người dân.


Tiếng khóc ai oán giữa đại ngàn. Video: Võ Dũng

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.