| Hotline: 0983.970.780

Vì sao Nhật phải cải tổ quân đội?

Chủ Nhật 24/02/2019 , 13:30 (GMT+7)

Thay đổi trong chiến lược của Mỹ, tương quan lực lượng giữa cường quốc số 1 này với các đối thủ tiềm tàng khiến Tokyo không thể trông chờ vào sự bảo vệ của đồng minh Mỹ thêm nữa.

Trong thời gian gần đây, Nhật Bản đã tăng chi tiêu cho quốc phòng, bỏ tiền sắm máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa tầm xa và nhiều thiết bị quân sự khác theo kế hoạch 5 năm tới.

“Mỹ vẫn là cường quốc số 1 thế giới, nhưng các đối thủ quốc gia (của Nhật Bản) đang nổi lên và chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của việc canh tranh chiến lược với Trung Quốc và Nga, khi họ thách thức trật tự khu vực”, phác thảo chương trình quốc phòng giai đoạn 10 năm tới, được chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe thông qua hồi tháng 12/2018 có đoạn viết, theo CNBC. Theo văn bản này, Mỹ, tiếp theo là Trung Quốc, Triều Tiên và Nga là những quốc gia ảnh hưởng đến tư duy quân sự của Nhật Bản, văn bản viết.

Theo kế hoạch, Nhật Bản sẽ chi 224,7 tỷ USD mua sắm vũ khí trong vòng 5 năm tới, tăng 6,4% so với 5 năm qua.

15-25-53_unnmed_1
Một máy bay F-35 của Không quân Nhật Bản

Tuy nhiên, có chuyên gia nói ngoài lý do nói trên, một trong những lý do quan trọng là Tokyo đang ở tình thế buộc phải tìm cách tự bảo vệ mình, giảm sự phụ thuộc vào đồng minh Mỹ.
 

Cải tổ

Mặc dù từng là cường quốc quân sự nhưng sau Thế chiến 2 tới nay, vấn đề lớn nhất trong cải tổ quân đội của Nhật Bản lại là sự phụ thuộc vào Mỹ, theo đại tá thủy quân lục chiến Mỹ Grant Newsham. Nói với Washington Post, ông bình luận: “Người Nhật thích nói kiểu “người Mỹ là mũi giáo còn chúng ta là cái khiên. Trong trận chiến, cái giáo đổ máu còn cái khiên thì không. Người Mỹ chúng ta được trông đợi chết thay cho người Nhật”.

Nhưng mọi sự thay đổi nhanh chóng từ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.

“Hai năm đầu nhiệm kỳ của ông Trump đã khiến công chúng Nhật Bản nhận ra một điều là họ phải chấp nhận một thực tế mới. Đó là một thế giới sau cuộc chiến Iraq và Nhật Bản, lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Thế chiến 2, phải đối mặt với sự thật là giờ đây họ phải tự đảm bảo an ninh cho chính mình”, Lully Miura, giảng viên Viện Nghiên cứu các chính sách thay thế, thuộc đại học Tokyo, viết trên SCMP.

Theo bà Miura, có thể coi 2019 là “năm bản lề” bởi đây là thời điểm Nhật Bản phải tự lo cho an ninh của mình.

Châu Á đã trải qua nhiều giai đoạn với những thách thức về an ninh khác nhau nhưng theo bà Miura, chừng nào Mỹ vẫn chiếm thế thượng phong về quân sự thì chừng đó người Nhật vẫn còn có thể trông đợi vào Washington. Nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ đang cân nhắc lại vị thế “bá chủ” không chính thức ở nhiều nơi trên thế giới.

Quân đội Nhật do vậy buộc phải cải tổ gấp. Nhiều bài báo khi nói về năng lực quân sự Nhật Bản thường kể ra số máy bay hiện đại, số tàu chiến hay hàng không mẫu hạm. Nhưng có một thực tế ít được nói tới, đó là khả năng hiệp đồng binh chủng. Không quân, bộ binh hầu như không phối hợp được với nhau. Thậm chí theo các sỹ quan Mỹ, quân đội Nhật không có hệ thống radio giúp các binh chủng liên lạc được với nhau. Nhưng ông Newsham nói: “Người Nhật có thể mua đủ số tiêm kích F-35 mà họ muốn, nhưng họ không thể đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của các binh chủng”.

15-25-53_rsz_rts1d2sx
Quân đội Nhật được cho là kém trong hiệp đồng binh chủng

Đại tá Newsham đã tham gia giúp quân đội Nhật Bản phát triển năng lực đổ bộ đường biển, hỗ trợ các lực lượng trên bộ phối hợp với hải quân, tuy nhiên kết quả thu được chưa được là bao. Trong thực tế, thiếu năng lực đổ bộ đã cản trở năng lực cứu hộ của quân đội Nhật Bản trong vụ động đất ở Fukushima năm 2011. “Các tàu hải quân phát huy tác dụng ngoài khơi nhưng không thể thực hiện đổ bộ để cứu người”, ông Newsham nhớ lại.

Khả năng hiệp đồng yếu của quân đội Nhật cũng ảnh hưởng tới việc phối hợp tác chiến với đồng minh Mỹ. Hải quân là ngoại lệ, vì họ có quan hệ chặt chẽ với các đối tác Mỹ, và hợp tác Mỹ-Nhật trong lĩnh vực phỏng thủ tên lửa. Nhưng cũng chỉ có vậy. Sau vụ động đất Fukushima, theo lời kể của đại tá Newsham, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tới đây tiến hành các chiến dịch nhân đạo nhưng các đơn vị quân đội Nhật Bản tại vùng thiên tai không hề biết họ là ai. Thách thức khác đối với tiến trình cải tổ quân đội đến từ yếu tố chính trị- xã hội.

Từng là quốc gia quân phiệt, hiếu chiến, nay ở Nhật lại có rất ít những hậu thuẫn chính trị-xã hội cho một quân đội mạnh. Trong nhiều năm, truyền thông Nhật Bản thường chế nhạo Lực lượng Phòng vệ (quân đội). Loạt phim “Godzilla" ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước thường có hình ảnh những anh lính Nhật quê mùa nhút nhát chạy tán loạn mỗi khi quái vật khổng lồ Godzilla thức giấc.
 

Thay đổi chiến lược

Nhưng như đã đề cập, sự lớn mạnh của Trung Quốc, Mỹ có nhiều thay đổi trong chiến lược đã khiến người Nhật phải nghiêm túc nghĩ lại về đường hướng phát triển quân đội của mình.

15-25-53_type89_ifv
Xe tăng của Lục quân Nhật Bản

Điều khiến người Nhật lo ngại là các cuộc đàm phán nhiều năm chưa có nay dồn dập diễn ra giữa Mỹ và Triều Tiên, thái độ mềm mỏng của ông Trump đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Báo chí Nhật Bản tỏ ra thất vọng với hành động của Tổng thống Mỹ, đặc biệt khi ông Trump, một doanh nhân thứ thiệt, nói Nhật phải là một bên chịu chi phí chính cho tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, mặc dù chưa có thỏa thuận cụ thể nào giữa Washington và Bình Nhưỡng. Phải trả tiền nhưng không được lựa chọn hay ít nhất là mặc cả là điều Tokyo không hề mong muốn.

Chính quyền của ông Trump nhiều lần nói không chỉ với Nhật mà cả những đồng minh châu Âu là từ nay họ phải chi nhiều hơn, phải tự bảo vệ nền an ninh của mình, thay vì trông chờ Mỹ như từ trước tới nay. “Chúng ta sẽ không bảo vệ họ miễn phí nữa”, ôngTrump từng tuyên bố.

Kể cả Mỹ và Nhật vẫn còn ràng buộc với nhau về hiệp ước an ninh song phương thì một Nhật Bản trong thế kỷ 21 không thể còn trông chờ vào Mỹ khi chính Washington cũng đang phải căng sức giành giật ảnh hưởng chiến lược ở nhiều “mặt trận” với hai đối thủ đây gai góc là Trung Quốc và Nga. Nhật không còn con đường nào khác là phải đứng bằng đôi chân của mình.

15-25-53_https___s3-p-northest-1mzonwscom_psh-ex-ftnikkei-3937bb4_imges_3_7_6_5_11005673-3-eng-gb_1205n_pc3
Một hệ thống phòng thủ tên lửa của quân đội Nhật Bản

(Kiến thức gia đình số 7)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm