Vì sao nhiều quy trình trồng lúa mới chưa thể triển khai sâu rộng trong dân?

Đã có rất nhiều quy trình giảm chi phí sản xuất lúa mới được triển khai thực hiện và mang lại những hiệu quả nhất định. Dù vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay các quy trình này vẫn chưa thể triển khai sâu rộng trong nông dân.

Xuân Hào  | 

Vì sao nhiều quy trình trồng lúa mới chưa thể triển khai sâu rộng trong dân?

Tự động

Phát triển nông nghiệp ĐBSCL: Vì sao nhiều quy trình chưa thể triển khai sâu rộng trong dân?

Phát triển nông nghiệp ĐBSCL: Vì sao nhiều quy trình chưa thể triển khai sâu rộng trong dân?

Chương trình Phát triển nông nghiệp ĐBSCL thịnh vượng trên Nông Nghiệp Radio

Phát triển nông nghiệp ĐBSCL: Vì sao nhiều quy trình chưa thể triển khai sâu rộng trong dân?

Thưa quý vị và bà con, như chúng tôi đã thông tin trong những số phát sóng gần đây, trước thực trạng giá vật tư nông nghiệp, đặc biệt là giá phân bón tăng cao tại ĐBSCL, đã có rất nhiều quy trình giảm chi phí sản xuất lúa được triển khai thực hiện và mang lại những hiệu quả nhất định. Dù vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay các quy trình này vẫn chưa thể triển khai sâu rộng trong nông dân. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, mời quý thính giả cùng nghe phóng sự sau.

Trong bối cảnh giá phân bón nằm ở mức cao, hạ giá thành sản xuất lúa là vấn đề khiến bà con nông dân và cả ngành nông nghiệp phải cân nhắc, tìm cách thực hiện. Vài năm trở lại đây, ngành nông nghiệp các địa phương vùng ĐBSCL có rất nhiều công thức hướng dẫn cho nông dân để làm thế nào chi phí sản xuất lúa không còn cao, giúp bà con có lời nhiều hơn. Nhìn chung, các chương trình đã giới thiệu nhiều cách canh tác lúa thông minh, nội dung hướng dẫn rất cụ thể, thế nhưng nông dân lại khó áp dụng, kết quả chỉ mang tính chất tương đối, đôi khi chỉ dừng lại ở những mô hình thử nghiệm, chưa được triển khai rộng.

Chia sẻ về vấn đề này, TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho rằng, hiện nay ĐBSCL đang lâm vào tình cảnh “loạn” quy trình giảm chi phí sản xuất lúa, gây khó khăn cho bà con trong việc áp dụng. Theo TS Trần Ngọc Thạch, lãnh đạo ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp cần có sự thống nhất hơn, tìm cách cho người nông dân hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của các quy trình.

TS Trần Ngọc Thạch cho rằng, chương trình 3 giảm 3 tăng (3G3T) hay 1 phải 5 giảm (1P5G) chỉ là những khuyến cáo, dựa vào đó nông dân sẽ ý thức được phải thực hiện giảm giống gieo sạ, giảm lượng phân bón, thuốc BVTV, giảm phát thải khí nhà kính. Để xây dựng nên một công thức chung cho vùng ĐBSCL là rất khó bởi mỗi vùng sẽ có những điều kiện canh tác khác nhau. Hơn nữa, những vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu cũng có yêu cầu riêng về dư lượng thuốc BVTV.

Cùng nói về vấn đề này, GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ chỉ ra những nguyên nhân khiến các quy trình giảm chi phí dù đã được địa phương triển khai sâu rộng nhưng chưa mang lại nhiều hiệu quả. Trong số đó, một phần nguyên nhân đến từ tập quán và thói quen sản xuất của bà con nông dân.

Đi sâu phân tích hệ sinh thái của cây lúa, GS Võ Tòng Xuân chỉ ra, cây lúa cần 16 dưỡng chất để phát triển, trong đó nitơ, thành phần chính của phân đạm hay còn gọi là urê, là chất được cây lúa hấp thụ nhiều nhất. Hàm lượng nitơ có trong không khí chiếm gần 80% nhưng cây trồng lại không thể hấp thụ được, buộc phải hút từ đất lên, đồng thời cũng hút thêm nhiều dưỡng chất khác.

Về vấn đề tại sao nông dân ĐBSCL trồng lúa với giá thành rất cao, GS Võ Tòng Xuân đưa ra 3 nhược điểm lớn. Bắt đầu từ hạt giống, nông dân muốn có năng suất cao, sẽ lựa chọn mua giống lúa xác nhận, còn nếu sử dụng giống mùa trước để lại thì không đạt năng suất. Kế đến là lượng giống gieo sạ dày với mật độ cao, trong khi khuyến cáo của ngành nông nghiệp là phải giảm lượng hạt giống.  Nhược điểm lớn nhất là việc bón phân sai cách, khiến đất thiếu vi sinh, cây lúa không thể hấp thu các loại vi sinh cần thiết.

Để khắc phục những tồn tại trên, GS Võ Tòng Xuân đưa ra một mô hình giảm chi phí điển hình đã được thực hiện thành công tại xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Điểm nhấn của mô hình là cắt giảm lượng hạt giống; chỉ sử dụng 1/3 lượng phân urê đã dùng theo cách truyền thống, đồng thời, bổ sung thêm phân lân, kali, phân hữu cơ vi sinh. Điểm nhấn đặc biệt của mô hình này là các loại phân bón được trộn đều bón cho đất, trục, làm bằng mặt ruộng một ngày trước khi sạ.

Thưa quý vị và bà con, mục đích lớn nhất của việc giảm chi phí sản xuất là mang lại tiền lời nhiều hơn cho nông dân và mục tiêu xa nhất là mang nền sản xuất nông nghiệp trở lại đúng quỹ đạo, canh tác thuận thiên, bền vững. Hiện nay, với sự đồng hành hỗ trợ từ ngành nông nghiệp, các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học, đã đưa khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, giải pháp canh tác thông minh đến gần hơn với nông dân. Thế nhưng, lợi nhuận có cao hay không, thu nhập có tốt hay không, hơn ai hết, chính bà con nông dân phải là người làm chủ, nắm bắt cơ hội, mạnh dạn thay đổi cách làm mới để từ đó tạo nên các giá trị kinh tế cho chính mình.

 

Tự động

Vì sao nhiều quy trình trồng lúa mới chưa thể triển khai sâu rộng trong dân?

Đã có rất nhiều quy trình giảm chi phí sản xuất lúa mới được triển khai thực hiện và mang lại những hiệu quả nhất định. Dù vậy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay các quy trình này vẫn chưa thể triển khai sâu rộng trong nông dân.

Xuân Hào

Tin liên quan

Các chương trình

Bản tin Thủy sản ngày 29/3/2024: Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá
Thời sự

Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá; Cá lồng bè chết hàng loạt ở Cát Bà; Ngư dân Bình Thuận có nhu cầu chuyển đổi nghề khai thác sang nuôi biển.

Bản tin Thủy sản ngày 29/3/2024: Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá
Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học
Thời sự

Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học; Đẩy nhanh mở cửa thị trường quả dừa tươi, sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc.

Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học