| Hotline: 0983.970.780

Vì sao ruồi bay lại tạo ra tiếng động

Thứ Tư 08/12/2010 , 10:46 (GMT+7)

Tại sao khi ruồi bay có tiếng, còn bướm thì không?

* Tại sao khi ruồi bay có tiếng, còn bướm thì không?

Ngô Ngọc Bình, Tân Kỳ, Nghệ An

Thật ra, tiếng kêu đó chỉ là do dao động do cánh gây ra mà thôi. Để chứng minh vấn đề này, chúng ta hãy làm thí nghiệm sau: Lấy một mảnh tre mỏng rồi khua lên khua xuống trong không khí. Nếu khua nhẹ, bạn sẽ không nghe thấy gì, nhưng nếu khua mạnh, sẽ có tiếng vù vù rất rõ.

Âm thanh truyền đến tai ta là do tai cảm nhận được các dao động trong không khí. Tuy nhiên, ta chỉ có thể nghe được những rung động có tần số từ 20 đến 20.000 lần mỗi giây. Nếu thấp hoặc cao hơn khoảng này chúng ta đều không nghe thấy. Điều đó giải thích vì sao mảnh tre khua chậm thì im hơi lặng tiếng, nhưng khi khua nhanh sẽ tạo ra tiếng xé gió vù vù.

Côn trùng khi bay phát ra âm thanh cũng giống như nguyên lý kể trên. Các nhà khoa học cho biết, mỗi giây, ruồi nhặng vỗ cánh từ 147-220 lần, muỗi là 594 lần, thậm chí có loài còn vỗ 1.000 lần, ong mật vỗ 260 lần. Nhưng bướm trắng thì chỉ lập lờ có… 6 lần, bướm gai 5 lần. Chính vì thế mà chúng bay hoàn toàn yên lặng.

* Vì sao khi đi chợ, cháu thấy cá chạch thường nhả bọt trắng?

Lê Huyền Trang, Đoan Hùng, Phú Thọ

Có hai loại cá chạch. Cá trạch (TR) ở sông là cá trạch trấu, kích thước lớn. Loại ở ruộng là cá chạch (CH) đồng, sống trong bùn, kích thước nhỏ như ngón tay, kho với tương ăn rất ngon. Cá thở bằng mang, khi lên cạn vẫn thở và sùi bọt trắng để đẩy các chất bẩn dính trong mang ra. Nhiều loài cá khác cũng thấy có hiện tượng này.

* Vì sao con hà khoét thủng được cả đá?

Phạm Mạnh Hưng, Duy Xuyên, Quảng Nam

Trên các bãi biển, có những tảng đá lỗ chỗ như tổ ong do hà bám. Chúng làm thế nào để có thể phá hủy được loại vật chất cứng rắn này, trong khi không hề có răng? Thì ra, con hà tiết ra một chất dịch có tính axit cao, làm cho đá mềm ra.

Sau đó, chúng dùng chân và vòi làm điểm tựa rồi xoay xoay toàn thân để cho những gai trên vỏ cứng của chúng cọ xát vào đá và làm đá vỡ vụn. Chúng cứ kiên nhẫn đào khoét suốt đời và tạo ra các hang động trên đá. Nếu không có đá để đục lỗ, loài hà này sẽ chết.

Các nhà khoa học đã nuôi thử chúng trong các bể nước không có đá. Mặc dù được cung cấp đầy đủ thức ăn, hà vẫn không lớn được, vỏ trước bị khép lại, chân co vào và còm cõi đến chết. Hà đá không chỉ đào hốc trên đá mà còn đục khoét ngay trên vỏ ngoài của các loài trai, hàu. Trên một vỏ hàu có thể tìm thấy khoảng mươi con hà đá, trông như những điếu xì gà nằm gọn trong các hốc nhỏ do chúng tạo ra. Hà sống trên đá lại có hình dạng như quả trứng nhọn đầu.

 Chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và làm các công trình xây dựng ở các hải cảng bị đục khoét lỗ chỗ như tổ ong. Hà đá chỉ chịu thua đá hoa cương. Chính vì vậy mà người ta phải phủ đá hoa cương lên mặt ngoài các công trình xây dựng ở hải cảng, ở các vùng khai thác dầu khí ven biển. Để bảo vệ đáy các tàu biển phải sử dụng các loại sơn độc hại đối với các loài hà. Thường ở phần tiếp xúc với nước biển của tàu được sơn bởi 4 lớp:

-Lớp shopprimer để bọc bề mặt kết cấu thép

-Lớp sơn chống rỉ chứa Zn

-Lớp sơn chống thẩm thấu của nước biển vào các lớp sơn bên trong

-Ngoài cùng là lớp sơn chống hà. Đơn giản là dùng nhựa đường hay hắc ín, có thể dùng các loại sơn chứa đồng (Cu) hay dùng sơn silicon có độ phẳng gần như tuyệt đối và đàn hồi để hà không bám vào được. Hiện đang nghiên cứu sử dụng màng sơn mang điện tích âm để hà không bám vào được (90% các loại hà cũng mang điện tích âm). Còn có cả các nghiên cứu sử dụng vật liệu nanocarbon.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.