| Hotline: 0983.970.780

Vì sao sai phạm của nguyên GĐ Cty Cao su Kon Tum chưa được xử lý?

Thứ Tư 27/07/2011 , 09:49 (GMT+7)

Ông Nguyễn Anh Tuấn được bổ nhiệm làm giám đốc Cty Cao su Kon Tum (nay là Cty TNHH MTV Cao Su Kon Tum) từ năm 1991. Trong quá trình 20 năm làm GĐ, ông này đã để lại một hệ thống sai phạm nghiêm trọng.  

Tuy nhiên, không những không bị xử lý bất cứ một hình thức kỷ luật nào, ông Tuấn còn được điều đi đảm nhận chức vụ cao hơn là Chủ tịch HĐQT Cty CP Cao Su Việt Lào, một công ty tiêu biểu của ngành cao su đầu tư ra nước ngoài. Điều này đã gây hoài nghi và bức xúc lớn trong dư luận Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (CNCS VN). 

KS Hưng Yên do Cty CP Hưng Yên (Cty con của Cty Cao su Kon Tum) đầu tư

 I. “NÚP BÓNG” NGƯỜI NHÀ

Đến nay, người ta vẫn chưa quên cơ chế ăn chia 4/6 lạ lùng giữa Cty CS Kon Tum với những hộ dân có đất trồng cao su và những “hệ lụy” của cơ chế này. Theo đó, người dân có đất nhận khoán trồng cao su với Cty sau khi thu hoạch sẽ được chia 40%, còn Cty hưởng 60%. Tuy nhiên, trong thực tế thì Cty đã không chia đủ sản phẩm như thỏa thuận. Hàng chục hộ dân ở huyện Sa Thầy và Thị xã Kon Tum (nay là TP Kon Tum) nhiều năm qua đã làm đơn khiếu nại về việc Cty đã vi phạm hợp đồng với người dân, ăn chia sản phẩm không công bằng, Cty tính giá ăn chia sản phẩm mủ cao su với người dân lại thấp hơn so với giá thị trường.

Theo tìm hiểu chúng tôi, trong số hơn 10.200 ha cao su đang thuộc Cty CS Kon Tum quản lý, có 5.352 ha cao su của các hộ nhận khoán và liên kết ăn chia sản phẩm theo tỷ lệ 41,95% đối với hộ liên kết và 39% đối với hộ nhận khoán. Sản phẩm người dân làm ra phải nộp về Cty CS Kon Tum. Tuy nhiên, GĐ Cty Nguyễn Anh Tuấn đã không thực hiện đúng quy định các khoản khoán chi phí do Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (TĐ CNCS VN) ban hành. Giá thu mua mủ nước của các hộ nhận khoán luôn thấp hơn giá sàn SVR 3L của Tập đoàn CNCS VN ban hành từ 4,8 đến 9,4 triệu đồng /tấn.

Mặt khác, trước đây không hiểu GĐ Cty xoay xở bằng cách nào mà lại được chính quyền địa phương cấp sổ đỏ trên diện tích đất của người dân đã bỏ ra trồng cao su “liên kết” với Cty. Cụ thể, sau khi xác minh thì Sở TN-MT tỉnh Kon Tum đã đề xuất thu hồi lại 12 ha đất ở xã Đắk Blà (TP Kon Tum) và hơn 64 ha cao su khác ở xã Sa Sơ (huyện Sa Thầy) để cấp lại giấy CNQSDĐ cho các hộ dân.

Nhưng điều khiến dư luận bất bình hơn cả là việc GĐ Tuấn đã đưa vợ, con cùng “người nhà” một số cán bộ lãnh đạo Cty lấy 16,5 ha đất của Nhà nước để trục lợi. Theo tài liệu NNVN, số diện tích nói trên vốn là vườn ươm của Nông trường CS Ya Chim do UBND xã Ya Chim cho Cty mượn để ươm cây cao su con. Tuy nhiên, không hiểu Cty đã “phù phép” thế nào mà từ chỗ đất mượn lại được UBND TX Kon Tum lúc đó cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho 4 cá nhân gồm bà Phan Thị Oanh (vợ ông Tuấn, 49.350 m2); bà Nguyễn Thị Hằng (con gái ông Tuấn, 44.600 m2); bà Hà Thị Minh (23.500 m2, vợ ông Lê Ngọc Phúc, Kế toán trưởng Cty); bà Nguyễn Thị Thanh (48.430 m2, vợ ông PGĐ Nghiêm Quốc Cư, nay là Chủ tịch HĐQT Siêu thị Koruco- thuộc Cty CP Hưng Yên, một Cty con của Cty Cao su Kon Tum).

Sau khi có đơn tố cáo, cơ quan thanh tra TX Kon Tum vào cuộc thì sự việc mới được phơi bày. Tháng 8/2003, UBND TX Kon Tom sửa sai bằng quyết định thu hồi đất, hủy bỏ toàn bộ giấy CNQSDĐ đã cấp cho các hộ nói trên. Ông Phan Văn Thế, nguyên PCT UBND TX Kon Tum ( nay là Chủ tịch UBND TP Kon Tum) là người ký quyết định cho biết, sau khi ra quyết định thu hồi, UBND TX Kon Tum có chủ trương giao lại phần diện tích đất này cho người dân địa phương nhưng bà con không thể nhận được vì phải đền bù cây cao su và nhà cửa trên đất có giá trị quá lớn.

Vì vậy, “chúng tôi đã có chỉ đạo Phòng TN- MT và UBND xã Ya Chim làm hợp đồng cho 4 cá nhân trên thuê đất đến hết chu kỳ sinh trưởng và cho khai thác các loại cây đã trồng trên đất đã được cấp quyền sử dụng trước đó”.

Tuy nhiên, theo ông Ngô Nhật Khánh (Phó Chủ tịch HĐND xã Ya Chim), đến nay đã 8 năm mà ông Tuấn chẳng những không chấp hành trả lại đất cho xã mà cũng chẳng thèm làm hợp đồng thuê đất với nhà nước. “Chúng tôi mời nhiều lần mà ông Tuấn không chịu đến, chỉ cho người giúp việc đến làm việc thì chịu thua thôi!”- ông Khánh bức xúc nói. Thế nên, “người nhà” ông Tuấn vẫn tiếp tục “giữ đất” để SX bình thường, mặc dù thu nhập hàng năm hàng tỷ đồng nhờ vào giá mủ cao su ngày càng tăng cao nhưng lại không đóng thuế cho nhà nước một xu nào.

Đặc biệt, ông Tuấn còn mở Cty riêng ở Campuchia nhưng lại đưa cán bộ của Cty như các ông Nguyễn Văn Dũng, Lê Thế Lực, Nguyễn Văn Lý, Đinh Sơn Hà, Ngô Sỹ Tường sang làm việc cho mình và dùng tiền của Cty để trả lương. Theo thống kê, những cán bộ nói trên đi CPC để “làm việc” riêng cho Cty TNHH của ông Tuấn từ tháng 7/2010, nhưng đến tháng 9/2010, Cty mới chấm dứt hợp đồng lao động.

Ngày 1/1/2011 khi làm thủ tục kiểm kê và bàn giao từ ông Tuấn cho Giám đốc mới, Tập đoàn CNCS VN phát hiện diện tích thiếu hụt 119ha mà không lý giải được. Điều này chắc chỉ có ông Tuấn mới rõ. Được biết, trong nhiều năm qua, sản lượng vườn cây của Cty thuộc loại thấp nhất, chất lượng vườn cây cũng thuộc loại quá tệ so với các công ty thuộc Tập đoàn CNCS VN.

Thật ra, việc ông Tuấn đưa người nhà vào lấy đất nhà nước để trồng cao su chỉ là “chuyện nhỏ”. Cty Cao su Kon Tum phải nói là: Một Cty gia đình trị đúng nghĩa vì chỉ cần lướt qua danh sách cán bộ quản lý từ Cty đến các nông trường, xí nghiệp, đội SX cũng đều là em, cháu ruột, cháu rể, cháu dâu, bà con bên vợ kể cả dòng họ của ông Tuấn vào “nắm giữ” ở những vị trí đắc địa “hét” ra tiền.

Việc bổ nhiệm cán bộ có nhiều trường hợp được làm tùy tiện như Nguyễn Đức Hưởng (cháu ruột ông Tuấn) – GĐ nhà máy chế biến Ngọc Hồi, Nguyễn Đức Huân (em ruột ông Tuấn) – GĐ nhà máy chế biến Yachim; một số người chưa có bằng cấp theo quy định nhưng ông Tuấn vẫn bổ nhiệm chức vụ như ông Nguyễn Đức Phương, Trưởng phòng HCQT (anh của ông Tuấn); ông Nguyễn Đức Công, Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy Cty, trước đây là GĐ Nông trường Dục Nông (em ruột ông Tuấn). Tổng số người nhà ông Tuấn làm ở các vị trí then chốt đến nay là 43 người.

Xem thêm
Long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Ngày 17/4, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 120 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Greenfeed Việt Nam công bố kết quả tăng trưởng lợi nhuận bền vững

Greenfeed Việt Nam với những chỉ số tài chính vừa công bố, cho thấy thương hiệu này vẫn duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả trên thị trường nông sản.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.