| Hotline: 0983.970.780

Vì sao thuốc BVTV đổ xuống đồng quá nhiều?

Thứ Sáu 18/01/2013 , 09:23 (GMT+7)

PGS-TS Nguyễn Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp lý giải với NNVN về tình trạng mấy năm gần đây số lượng thuốc BVTV đổ ra trên đồng ruộng của VN tăng hơn gấp đôi…

* Cộng đồng đang bị đầu độc!

PGS-TS Nguyễn Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp (ảnh) lý giải với NNVN về tình trạng mấy năm gần đây số lượng thuốc BVTV đổ ra trên đồng ruộng của VN tăng hơn gấp đôi…

Ông có thể đưa ra vài con số để chứng minh luận điểm của mình?

Năm 2000 Việt Nam mới sử dụng 33.637 tấn thuốc BVTV nhưng năm 2005 đã sử dụng 51.764 tấn, năm 2008 sử dụng 105.900 tấn, từ năm 2010 đến những năm tiếp theo khoảng 72.600 tấn. Sự tăng đột biến lượng thuốc BVTV có nhiều nguyên nhân.

Về mặt khách quan, do nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ cây ngắn ngày sang cây dài ngày (cây ăn quả, cây công nghiệp) khiến thời gian quản lý dịch hại kéo dài ra, nhu cầu sử dụng thuốc cũng như số lần phun thuốc có xu hướng tăng.

Về nguyên nhân chủ quan, thứ nhất là do kiến thức hạn chế của người nông dân. Hiện nay lực lượng lao động trẻ, có kiến thức ở khu vực nông thôn bị thu hút bởi các nhà máy, xí nghiệp, dịch vụ nên chủ yếu làm nông là người có tuổi, khó tiếp thu kiến thức nên dễ xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc BVTV, phun thuốc theo định kỳ để đảm bảo chắc ăn.

Thứ hai là công tác dự tính, dự báo và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV yếu nên chưa phát hiện kịp thời sâu bệnh, phun thuốc không đúng lúc, không đúng lứa tuổi sâu thành ra hiệu quả giảm. Trong quy định về quản lý thuốc BVTV cũng chưa có quy định quản lý về hướng dẫn sử dụng mà chỉ quản lý về danh mục thuốc.

Thứ ba là có nhiều sản phẩm thương mại nhưng không có cách đặt tên thuốc cho phù hợp từ đó nông dân không biết lựa chọn sử dụng sao cho đúng. Họ không phân biệt được rõ các nhóm thuốc và công dụng của chúng nên thường sử dụng hỗn hợp nhiều loại thuốc.

Thứ tư là các khuyến cáo của những công ty thuốc BVTV rất khác nhau về hiệu quả bảo vệ, thậm chí trong danh mục thuốc, đối tượng đăng ký phòng trừ khác nhau cho cùng một hoạt chất nên “đánh đố” nông dân về công dụng thật.

Nhiều người cho rằng sở dĩ thuốc BVTV ở VN tràn ngập đồng ruộng là do giá của chúng quá rẻ?

Đúng, giá thuốc của chúng ta quá rẻ do khi nhập khẩu chỉ mất thuế VAT cùng thuế nhập như mọi mặt hàng khác. Giá thuốc của VN hiện trong nhóm rẻ nhất khu vực thậm chí còn rẻ hơn nhiều so với Trung Quốc - một nước xuất khẩu lớn thuốc BVTV vào nước ta (giá thuốc BVTV đến tay người nông dân TQ cao gấp 2,5- 3 lần ở VN).

Giá thuốc rẻ, công phun lại cao nên nông dân có xu hướng muốn mỗi lần phun dùng hỗn hợp của nhiều loại thuốc, phòng nhiều đối tượng cho ăn chắc thành ra lạm dụng, sử dụng lượng thuốc tăng lên. VN đang dùng chủ yếu các thuốc BVTV thuộc nhóm 3, nhóm 4 (nhóm ít độc), còn nhóm 2 tập trung chính là các thuốc trừ sâu.


Tiếp thị thuốc BVTV ở chợ nông thôn

Lượng tiêu thụ khổng lồ, nông dân dễ tính, liệu Việt Nam có trở thành thiên đường cho các công ty thuốc BVTV trong và ngoài nước?

Tôi nghĩ là không. Việc nông dân dùng quá nhiều thuốc BVTV ngoài nguyên nhân giá rẻ còn do hệ thống đại lý BVTV nhiều và tản mát. Do người sử dụng đông nhưng nhỏ lẻ lại hay mua chịu thành ra lắm rủi ro. Giá thuốc thấp dẫn đến lợi nhuận thấp, DN tìm đủ mọi cách tăng lượng bán để tăng doanh thu. Do có số lượng đông đảo các công ty thuốc BVTV, mức độ cạnh tranh quyết liệt làm giá bán thấp nhưng chất lượng lại khó kiểm soát...

Là một người nghiên cứu chuyên sâu về môi trường nông nghiệp, để ngăn chặn nạn sử dụng tràn lan thuốc BVTV, ông có những đề xuất gì?

Tôi có ba đề xuất.

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, vật tư đầu vào ngành nông nghiệp cái gì rẻ cũng có lợi trừ mỗi thuốc BVTV. Các khuyến cáo của công ty thuốc BVTV chủ yếu nhằm mục đích bán hàng chứ không vì mục đích xã hội, môi trường, sức khỏe.

Thứ nhất phải nâng cao năng lực của người nông dân, trước hết xem xét lại cách tổ chức dịch vụ để giảm đầu mối sử dụng thuốc. Thay vì hàng triệu nông dân đang trực tiếp phun thuốc BVTV như hiện nay nên thay thế bằng lực lượng chuyên làm dịch vụ kiêm luôn bảo hiểm kết quả phòng trừ. Lực lượng này chuyên nghiệp nên sẽ dễ dàng đào tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc.

Thứ hai, cơ quan quản lý phải nghĩ ra cách đặt tên thuốc sao cho đỡ lộn xộn. Cùng một hoạt chất nên có tít đầu tố là từ chỉ hoạt chất còn phần sau đặt theo ý của các công ty. Cần khuyến cáo sử dụng thuốc theo nhóm đối tượng phòng trừ cho từng hoạt chất.

Thứ ba, về chính sách vĩ mô, nhà nước nên đánh thuế môi trường cho cả ba khâu sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV. Phải đưa giá thuốc BVTV lên để hạn chế sử dụng đồng thời có nguồn thu quay lại xử lý ô nhiễm môi trường, quản lý chất lượng nông sản.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Giải pháp canh tác thông minh với đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL có thể là cách làm và giải pháp để đồng hành 'Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh'.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm