| Hotline: 0983.970.780

Vị tướng tiên phong trong thời bình

Thứ Năm 25/04/2019 , 13:10 (GMT+7)

Là một người lính cụ Hồ, cố Chủ tịch nước không ngại xông pha vào những nơi nước sôi lửa bỏng, ngay cả khi chiến trường im tiếng súng.

Đưa Việt Nam tới thế giới

Ngày Đại tướng Lê Đức Anh nhậm chức Chủ tịch nước tháng 9/1992, Việt Nam mới tiến hành chính sách đổi mới. Đất nước còn nhiều khó khăn. Nếu cố Thủ tướng Võ văn Kiệt được xem như một chính khách chủ trương cải cách trong con mắt của quốc tế, nhất là phương Tây, thì ông Lê Đức Anh lại góp phần “phá vây” cho nước nhà từ bên trong.

1123222960
Cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh và phu nhân chụp ảnh lưu niệm trên máy bay chiến đấu Su-27 hồi năm 1996

Thời điểm ấy, Bộ Chính trị giao cho lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng lo việc bình thường hoá quan hệ với nhiều nước, trong đó có hai nước lớn là Trung Quốc và Mỹ. Năm 1986, lúc Việt Nam bắt đầu đổi mới, Đại tướng Lê Đức Anh là Bộ trưởng Quốc phòng. Sau nhiều trăn trở, ông đã tìm ra một kênh tiếp cận với Mỹ thông qua những chiến dịch như "Phẫu thuật nụ cười" và "Tìm kiếm người Mỹ mất tích". Cách làm của ông được đánh giá là sáng tạo, và bước đầu mở ra việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 1995.

Song song với chuyện “bắt tay” với Mỹ, Đại tướng cũng chủ trương đối thoại với Trung Quốc qua hai kênh: Ngoại giao nhân dân và ngoại giao bí mật. Tháng 7/1991, Đại tướng Lê Đức Anh, với tư cách là phái viên của Bộ Chính trị, sang thăm Trung Quốc để khởi xướng những vấn đề cụ thể cho tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước.

Sau chuyến “tiền trạm” của Đại tướng, tháng 11/1991, nhận lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, Lý Bằng, đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt dẫn đầu sang thăm chính thức nước láng giềng. Tại đây, hai bên ra thông cáo chung và ký hiệp định chính thức bình thường hóa quan hệ.

Là người đặt những viên gạch đầu tiên đưa Việt Nam ra thế giới, cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh nhớ lại: “Trong quan hệ với mỗi nước đó, ta luôn phải suy nghĩ trên lập trường độc lập và lợi ích dân tộc”. Việc bình thường hóa quan hệ với hai cường quốc giúp Việt Nam lên một tầm cao mới trên trường quốc tế.

Trong đó, vấn đề tìm tù nhân và người Mỹ mất tích có dấu ấn đậm nét của vị tướng kinh qua nhiều trận mạc. Khi thượng nghị sĩ Mỹ John Kerry, một cựu chiến binh, gợi ý với Bộ trưởng Quốc phòng Đoàn Khuê đi thăm những nơi được cho là “nhạy cảm” để gỡ bỏ hoài nghi từ dư luận Mỹ về chuyện Việt Nam cất giấu tù binh, cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã thẳng thắn đón nhận trách nhiệm.

Ông viết trong hồi ký: “Tôi đích thân dẫn Kerry và John McCain đi thăm những nơi mà họ nghi ngờ. Cả hai ông được chứng kiến tận nơi các điểm đó và xác nhận không hề có chuyện cất giấu”.

212322368
Cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh tiếp thượng nghị sĩ John Kerry, cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Ông Thomas Vallely, nguyên hạ nghị sĩ bang Massachusett, người bạn luôn sát cánh cùng John Kerry suốt quá trình vận động bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, khẳng định: “Quyết định của phía Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch nước Lê Đức Anh, cho phép Mỹ được đi bất cứ đâu, thậm chí đến những nơi nhạy cảm, vào bất cứ thời điểm nào, là cực kỳ dũng cảm về mặt chính trị. Nhờ đó, nhóm nghị sĩ Mỹ đã có bằng chứng để xóa bỏ những nghi ngại và thoát khỏi bóng ma về tù nhân chiến tranh”.
 

Chính sách “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

Là vị tướng thân trải trăm trận, cố Chủ tịch nước hơn ai hết thấu hiểu những khổ đau mà chiến tranh để lại Việt Nam. Ông từng tâm niệm: "Những mất mát hy sinh để giành được độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc của nhân dân ta vô cùng to lớn. Tôi chỉ mong sao đời sống dân ta ngày càng đầy đủ, đất nước có hòa bình, ngày càng giàu mạnh, phát triển”. Giữ nguyên trăn trở ấy tới khi làm Chủ tịch nước, ông luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới các gia đình chính sách, những người bị thiệt thòi do hậu quả chiến tranh. Một trong những chính sách nổi bật nhất dưới thời Đại tướng là “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Trong suốt hai năm đầu làm Chủ tịch nước, vị tướng cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh dành thời gian đi nhiều nơi, và phát hiện rằng nhiều bà mẹ có con hy sinh trong kháng chiến, đã không còn nơi nương tựa. Ông hỏi cán bộ địa phương thì được trả lời là, do không có chủ trương nên không biết làm như nào. Trở về Thủ đô, họp Bộ Chính trị, ông đề xuất việc phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.

Ông cho rằng, với sự chịu đựng và hy sinh của các bà mẹ cho Tổ quốc thì việc làm này là muộn nhưng còn hơn không. Được tập thể đồng ý, ngày 10/9/1994, ông ký lệnh số 36L/CTN, công bố pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự cấp Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến. Ngày 19/12/1994, nhân ngày Toàn quốc kháng chiến, Đảng, Nhà nước long trọng tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng đợt đầu cho 19.879 bà mẹ thuộc các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.