| Hotline: 0983.970.780

VICOFA yêu cầu Sở Công thương và KH-ĐT các tỉnh không làm trái luật

Thứ Hai 14/02/2011 , 11:01 (GMT+7)

Hôm qua 13/2, Hiệp hội Cà phê – Ca cao VN (Vicofa) đã có thông báo chính thức gửi tới các Sở Công thương và  KH-ĐT các tỉnh trồng cà phê yêu cầu thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể, Vicofa cho biết đã nhận được ý kiến của nhiều hội viên và câu lạc bộ 20 nhà XK cà phê hàng đầu của VN (G20) về vấn đề quyền hạn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia vào sản xuất chế biến, XK và thu mua cà phê để XK. Sau khi làm việc với các Bộ và ngành hữu quan để làm rõ vụ việc, Vicofa khẳng định: Về chính sách đầu tư cho DN trong nước và DN nước ngoài, Chính phủ VN tiếp tục khuyến khích đầu tư vào chế biến sâu như các nhà máy chế biến cà phê (hiện mới có 4 DN chế biến cà phê hòa tan là Vinacafe Biên Hòa, xí nghiệp cà phê Trung Nguyên, Cty Nestlé và Cty Olam với công suất khoảng 35.000 - 40.000 tấn, tương đương 100.000 tấn cà phê nhân, chiếm khoảng 10% lượng cà phê); đa dạng hóa các nguồn vốn để phục vụ chương trình tái canh cây cà phê; khuyến khích đầu tư kỹ thuật phát triển cà phê sạch theo quy định GAP, 4C, cân bằng cà phê thân thiện với môi trường, nhà máy sấy khô và chế biến ướt, xây dựng các thương hiệu cà phê VN trong nước và quốc tế v.v……

Tuy nhiên, về quyền kinh doanh cà phê theo công văn trả lời 0574/BCT-KH ngày 18/1/2011 của Bộ Công thương việc kinh doanh cà phê theo nghị định 23/2007/NĐ-CP; thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17/7/2007 và quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 về lộ trình thực thi cam kết WTO như sau: Mặt hàng cà phê không thuộc bộ tính hạn chế quyền XK. Quyền XK là quyền mua hàng hóa tại VN để XK, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hải quan hàng hóa XK để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến XK. Tuy nhiên, quyền XK của các DN nước ngoài không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại VN để XK. Vì thế, Vicofa yêu cầu Sở KH- ĐT  và Sở Công thương của các tỉnh trồng cà phê thực hiện theo đúng quy định của pháp luật VN.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm