| HÌNH HIỆU CHƯƠNG TRÌNH |
1 | MC | Mến chào quý vị và các bạn đến với chương trình Tọa đàm của Báo Nông nghiệp Việt Nam! Thời gian qua, đàn vật nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, đe dọa tới sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Trước thực trạng này, ngành chức năng, chính quyền địa phương cùng với các nhà khoa học đã có nhiều nỗ lực thực hiện các giải pháp phòng chống, nghiên cứu dịch bệnh động vật trên cạn, mang lại kết quả đáng chú ý. Sau đây, xin mời quý khán giả cùng xem phóng sự ngắn về thực trạng phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn tại vùng ĐBSCL vừa qua. | - |
2 | PHÁT CLIP (1p40s) | Thực trạng phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn tại ĐBSCL Năm 2024, công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tiêm phòng trên đàn vật nuôi ở ĐBSCL được ngành chăn nuôi và thú y, nhà chăn nuôi quan tâm thực hiện. Nhờ đó, trong năm không xảy ra ổ dịch lớn, chỉ xảy ra các ổ dịch nhỏ, lẻ do phát hiện sớm, tổ chức dập dịch kịp thời nên không lây lan diện rộng. Các đơn vị đã chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi, phối hợp với các địa phương triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp chủ động phòng chống dịch bệnh động vật. Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, dịch tả heo Châu Phi đang có chiều hướng gia tăng. Từ đầu năm đến nay, bệnh này đã xảy ra tại 1.103 xã 48 tỉnh, tiêu hủy trên 81 nghìn con, cao gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể như đối với bệnh dịch tả heo Châu Phi, tại Trà Vinh xuất hiện 4 trường hợp, còn Bến Tre chỉ 1 trường hợp... Riêng Tiền Giang, số liệu báo cáo 9 tháng đầu năm xuất hiện 81 trường hợp, tiêu hủy trên 2.000 con. Theo báo cáo của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tính đến nay, tổng đàn đại gia súc (gồm trâu, bò) là trên 942 nghìn con (đạt 97% kế hoạch năm); tổng đàn heo trên 2,9 triệu con (đạt 95% kế hoạch năm); đàn gia cầm đạt trên 95 triệu con (đạt trên 98% kế hoạch năm). | Văn Vũ |
3 | MC | Thưa quý vị, để tìm hiểu những nỗ lực của ngành Thú y các tỉnh ĐBSCL trong công tác phòng chống dịch bệnh trên cạn, Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Bước tiến trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn tại ĐBSCL”. Tham dự Tọa đàm có 2 vị khách mời: + Ông Nguyễn Văn Vui, Phó truỏng Bộ môn Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông nghiệp và Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh + Ông Trương Công Lý, Trưởng phòng Quản lý dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Trà Vinh. Xin cảm ơn hai vị diễn giả đã tham gia chương trình tọa đàm ngày hôm nay. | - |
4 | MC | Trước tiên xin mời, ông… cho biết, có những dịch bệnh nguy hiểm nào đang đe dọa cho đàn vật nuôi tại ĐBSCL nói chung cũng như tại Trà Vinh? | - Chi cục |
5 | Trả lời | | - |
6 | MC | Thưa ông (bà), với các loại dịch bệnh vừa nêu thì bệnh nào là mối quan tâm hàng đầu của các nhà chăn nuôi và thu hút sự vào cuộc của các nhà khoa học hiện nay? | - ĐH Trà Vinh |
7 | Trả lời | … | - |
8 | MC | Với mức độ nguy hiểm rất cao như nhà khoa học vừa nêu, ông… chuyên gia của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Trà Vinh, cho biết tỉnh đã làm gì để chủ động, tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các loại dịch bệnh này? | - Chi cục |
9 | Trả lời | … | - |
12 | MC | Ngoài giám sát dịch bệnh, công tác tiêm phòng, kiểm soát vận chuyển động vật được tỉnh chủ động thực hiện như thế nào? | - Chi cục |
13 | Trả lời | … | - |
14 | MC | Thưa ông, … có nhận xét gì về công tác phòng chống dịch bệnh ở gia súc và gia cầm của tỉnh Trà Vinh cũng như các tỉnh ĐBSCL hiện nay? | - ĐH Trà Vinh |
15 | Trả lời | … | - |
16 | MC | Thưa quý vị khán giả, công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi ở ĐBSCL vừa qua đã có những bước tiến đáng chú ý nhờ sự vào cuộc của các nhà khoa học. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng xem phóng sự ngắn về một số kết quả nghiên cứu khoa học trong phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn. | - |
17 | Phát clip | Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong phòng chống dịch bệnh động vật Bên cạnh công tác phát triển chăn nuôi, lĩnh vực thú y cũng đóng góp vai trò quan trọng để có được chiến lược phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả, mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn cho người chăn nuôi. Theo Cục Thú y, hiện nay, Việt Nam đã có 90 cơ sản xuất thuốc thúy và 10 cơ sở sản xuất vacxin đạt chuẩn GMP của WHO với khoảng 200 loại vacxin được nghiên cứu và đăng ký sản xuất, đưa vào lưu hành mỗi năm; đáp ứng được 80% nhu cầu trong nước. Đặc biệt đối với bệnh dịch tả heo Châu Phi, xảy ra tại Việt Nam trong 100 năm qua đã có khoảng 4.000 nghiên cứu trên thế giới nhưng chưa vacxin nhưng với sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và sự chung tay của các nhà khoa học ngành thú y, vacxin thương hiệu Việt Nam đầu tiên trên thế giới ra đời. Để bổ trợ cho các hoạt động cảnh báo sớm, Hệ thống thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam - VAHIS của Cục Thú y đã ra đời và được ra mắt vào ngày 28/8/2018 với ưu điểm là có thể truy cập trực tuyến, có thể kiểm tra báo cáo ngay lập tức, chỉ có 1 hệ thống được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và chi phí thấp. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2024, đã có nhiều nghiên cứu, ứng dụng khoa học mới trong lĩnh vực thú y. Tiêu biểu có thể kể đến như, ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị bệnh trên thú cưng; ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị bệnh cho gia súc - gia cầm; ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu thú y. Thời gian tới, để tiếp tục có nhiều kết quả khả quan trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành thú y cần tiếp tục nghiên cứu cứu ứng dụng các quy trình công nghệ mới, tiên tiến, ứng dụng công nghệ số nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh, giảm sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu dịch tễ học, mô hình mô phỏng, dự báo dịch bệnh, dịch tễ học phân tử các bệnh nguy hiểm; ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ gen để phát triển các loại vacxin thế hệ mới, cải tiến vacxin cũ bằng phương pháp sinh học phân tử... | - |
18 | MC | Vâng cũng nhân đây xin ông Nguyễn Văn Vui có thể chia sẻ thêm một số cái kết quả Nghiên cứu khoa học mới mà các nhà khoa học nói chung cũng như Trường ĐH Trà Vinh đã thực hiện trong việc là phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trên cạn hiện nay ạ? | - ĐH Trà Vinh |
19 | Trả lời | … | - |
20 | MC | Ông có nhận xét gì về đóng góp của khoa học, công nghệ cho công tác phòng chống dịch bệnh động vật tại địa phương? | - Chi cục |
21 | Trả lời | … | - |
22 | MC | Nhà trường đã có những chuyển giao kết quả nghiên cứu nào cho ngành chức năng, doanh nghiệp, nhà chăn nuôi, đặc biệt là ở tỉnh Trà Vinh thưa ông? | - ĐH Trà Vinh |
23 | Trả lời | | - |
24 | MC | Ông cho biết, thời gian qua, tỉnh đã có những chương trình hợp tác với các nhà khoa học như thế nào trong triển khai các mô hình chăn nuôi an toàn cũng phòng chống dịch bệnh? | - Chi cục |
25 | Trả lời | … | - |
26 | MC | Hiện nay, bà con ĐBSCL đang khẩn trương chăm sóc đàn vật nuôi phục vụ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông có khuyến cáo gì để đảm bảo an toàn thắng lợi? | - Chi cục |
27 | Trả lời | … | |
28 | MC | Thưa quý vị và bà con, công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn đã có những bước tiến mới, nhất là hoạt động ứng dụng vacxin, thuốc thú y, công nghệ thông tin… mang lại hiệu quả cao, qua đó giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Một lần nữa xin cảm ơn 2 vị khách mời đã dành thời gian cho chương trình tọa đàm ngày hôm nay. | |
29 | MC | Xin cám ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi, xin kính chào và hẹn gặp lại. | |
| HÌNH HIỆU CHƯƠNG TRÌNH | |