Ngay sau những rặng núi đá vôi chạy ra sát biển trên địa phần tỉnh Ninh Bình, phía bên kia Thanh Hoa phủ kín một màu đặc trưng của những cánh rừng thường xanh. Đây là kiểu rừng có diện tích lớn, phân bố rộng khắp Việt Nam, thường phân bố ở độ cao 700m (miền Bắc) và 1.000m (miền Nam) trở xuống. Với mùa mưa ẩm và mùa khô phân biệt khá rõ, độ ẩm trung bình lên tới 85%, rừng thường xanh thường có cấu trúc từ 3 - 5 tầng, tạo nên nhiều quần thể cây quý hiếm bậc nhất thế giới.
Trên thế giới, kiểu rừng này thường thấy ở vùng xích đạo, giữa các vùng nhiệt đới, hoặc các vùng ôn đới, với số lượng chủ yếu là cây thường xanh lá kim.
Đặc điểm chung của rừng thường xanh là phân bố ở khu vực có độ ẩm cao, biên độ nhiệt tương đối ổn định giữa các mùa trong năm.
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới là kiểu rừng có diện tích lớn, phân bố rộng khắp Việt Nam, thường phân bố ở độ cao 700 m (miền Bắc) và 1000 m (miền Nam) trở xuống.
Nơi đây có nhiệt độ trung bình năm từ 20 – 25 độ C, lượng mưa 1.200 - 3.000 mm, mùa mưa ẩm và mùa khô phân biệt khá rõ, độ ẩm trung bình khoảng 85%.
Đất rừng thường xanh có quá trình feralit mạnh, thường là đất feralit đỏ vàng phát triển trên các loại đá mẹ như Ba dan, Gnai, An đê dit...
Ngay sau những dãy núi đá vôi chạy ra sát biển của Ninh Bình, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên hiện lên, đẹp như 1 bức tranh thủy mặc.
Được thành lập vào ngày 17/12/1999, trên địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, khu bảo tồn Xuân Liên có diện tích khoảng 23,8 nghìn ha.
Nơi đây có trạng thái rừng hỗn giao chiếm diện tích lớn nhất, với nhiều loài cây quý nổi tiếng, đặc biệt là nhóm cây hạt trần.
Hệ sinh thái ao, hồ, sông, suối mang tới cho Xuân Liên nét độc đáo. Với diện tích tương đối lớn, phân bố khá đều trong khu vực, các con suối tại đây có độ dốc cao, nhưng ít bị đứt quãng, nước chảy quanh năm và tập trung đổ vào hồ Cửa Đạt.
Khu bảo tồn Xuân Liên đã ghi nhận và xác định được 1.228 thực vật bậc cao. Trong đó, có 56 loài quý hiếm.
Ngoài ra, là 1.811 loài động vật. 94 loài trong số này thuộc diện nguy cấp quý hiếm. Đặc biệt, khu bảo tồn Xuân Liên hiện là khu vực quan trọng với công tác bảo tồn 2 loài linh trưởng là voọc xám và vượn đen má trắng.