Sau hơn 40 năm vận hành, hồ Dầu Tiếng đã và đang phát huy hiệu quả, đặc biệt là khi được tiếp nước từ hồ thủy lợi Phước Hòa cách 40km.
Thay áo mới cho hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa
Cuối năm 2011, hồ thủy lợi Phước Hòa hoàn thành bằng việc chặn dòng sông Bé ở xã An Thái, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Hồ có diện tích 2.000ha, thuộc các huyện Bình Long, Chơn Thành (Bình Phước) và Phú Giáo, Bến Cát (Bình Dương).
Đây là công trình thủy lợi có chức năng chuyển nước từ sông này qua sông khác, hồ tiếp nước cho hồ. Đó là nước từ sông Bé được chuyển sang sông Sài Gòn, từ hồ Phước Hòa sang hồ Dầu Tiếng. Một con kênh dài hơn 40,5km, nối hai hồ làm nhiệm vụ chuyển nước, với lưu lượng khoảng 50m3/s, tạo nên công trình thủy lợi liên hoàn Dầu Tiếng - Phước Hòa.
Phỏng vấn : Ông BÙI THANH TUẤN
Trạm Phó Đập Phước Hòa
Đập Phước Hòa được xây dựng từ năm 2008 đến năm 2011 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng có nhiệm vụ chính là Thứ nhất là cấp nước bổ sung lại cho dòng sông Bé là tối thiểu 14 mm3/giây và cấp nước bổ sung cho hồ Dầu Tiếng khoảng 50 m3/s. Bên cạnh đó thì họ cũng phát triển đa mục tiêu cũng như là cấp nước sinh hoạt cho hai nhà máy nước Bình Dương và Bình Phước trên tuyến kênh dẫn Phước Hòa Dầu Tiếng. Thứ hai là cấp nước sử dụng nước để cho hai nhà máy phát điện của tư nhân, một nhà máy thủy điện Phước Hòa trên đầu mối Trung Hòa và nhà máy thủy điện Minh Tân trên hệ thống kênh dẫn về phát triển kinh tế địa phương.
Nhờ được tiếp nước, hồ Dầu Tiếng đã chủ động nước cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất và tưới tiêu theo nhu cầu mà không sợ thiếu hụt trong mùa khô hạn, ít mưa.
Ngoài ra, do đặc thù thuộc vùng hạ du của hệ thống công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng - Phước Hòa, vấn đề bảo đảm an toàn cho công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng, trong đó có công tác điều tiết lũ, bảo đảm mục tiêu tích nước, phòng và cắt lũ cho khu vực hạ du…
Ông TRẦN QUANG HÙNG
Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Miền Nam
Thời gian qua Bộ NN-PTNT hằng năm đều kiện toàn ban chỉ huy PCTT và TKCN công trình có sự tham gia 3 tỉnh, thành Bình Dương, Tây Ninh, TP,HCM trong công tác điều tiết nước, để phối hợp cùng chúng tôi trong công tác vận hành điều tiết nước, hồ chứa nước Dầu Tiếng làm sao để giảm thiểu tình trạng ngập lụt cho vùng hạ du sông SG.
Từ khi có nước Dầu Tiếng, nhiều diện tích đất sản xuất bị hoang hóa đã được phủ xanh. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, điển hình là Công ty cổ phần nông nghiệp U & I (Unifram).
Đây là doanh nghiệp đi đầu tỉnh Bình Dương về nông nghiệp công nghệ cao, đã khẳng định được những thành công lớn.
Trong đó, chuối là sản phẩm chủ lực đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP không chỉ nổi tiếng và chiếm lĩnh thị trường trong nước, mà còn có mặt ở nhiểu thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…
Phỏng vấn
Bà HUỲNH THỊ TUYẾT HƯƠNG
Phó Tổng Giám đốc Unifarm
Chúng tôi đang đứng tại đây rất gần thủy lợi Phước Hòa, vì có những tháng nắng nóng Eninol nhưng nguồn nước rất dồi dào. Công ty thủy lợi cũng rất hỗ trợ cho các công ty đang sử dụng nguồn nước của kênh và đó là điều kiện rất thuận lợi để đặt dự án tại Dầu Tiếng.
Xã Phước Minh, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh có hơn 100 hộ nuôi trồng thủy sản trên khoảng 400 ha, với các loại như ba ba, cá lóc, và cá rô đồng. Người dân ở đây cho biết, nhờ nguồn nước dồi dào và trong sạch từ hồ Dầu Tiếng, việc nuôi trồng thủy sản diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông ĐỖ VĂN ĐÁNG
Xã Phước Minh, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh
Tôi nuôi cá lóc và ba ba từ nhiều năm nay, nhờ có nguồn nước từ hồ dầu tiếng nên sản xuất khá thuận lợi, nước sạch nên cá sống rất khỏe, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa có dung tích 1,58 tỷ m³ và diện tích mặt nước 2.700 ha, đóng vai trò quan trọng trong an ninh quốc gia. Công trình cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt tại 5 tỉnh, thành: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An và TP.HCM. Ngoài ra, nó còn phòng, cắt lũ, đẩy mặn và cải tạo môi trường hạ du.
Sau hơn 40 năm hoạt động hiện nay nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp. Do đó, Bộ NN-PTNT đã đầu tư hơn 400 tỷ đồng để nâng cấp và sửa chữa giai đoạn 2 từ năm 2021 - 2025, nhằm đảm bảo công trình hoàn thành sứ mệnh thủy lợi đa mục tiêu.
Đến nay, giai đoạn thực hiện dự án đã hoàn thành khảo sát lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán. Riêng phần xây lắp, nhiều hạng mục sửa chữa, gia cố đạt và vượt tiến độ.
Ông NGUYỄN HỮU MẠNH
PGĐ Chi nhánh hồ Dầu Tiếng - Phước Hòa
Theo kế hoạch xây dựng 6 cửa van cung tràn xả lũ, kể cả thiết bị nâng hạ, hệ thống điện tử và cửa, vận hành tốt theo công năng để đảm bảo an toàn, tích góp đủ nước cho khu vực hạ du.
Phỏng vấn
PGS.TS. NGUYỄN PHÚ QUỲNH
Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
Nhiệm vụ đầu tiên là điều hòa giữa đất và nước, tức là đảm bảo phục vụ tiêu tươi và dân sinh thì cái nhiệm vụ thứ hai rất quan trọng là đảm bảo cho cái việc là phòng, chống thiên tai và nhiệm vụ thứ ba là đảm bảo cho an ninh nguồn nước thì ba cái nhiệm vụ lại rất quan trọng đối với công trình, chưa kể là cái việc là đảm bảo cái vấn đề về môi trường. Thế thì tất cả những cái nhiệm vụ này nó hòa chung cho một cái công trình thủy lợi.
Cục Thủy lợi cho biết, hồ Dầu Tiếng hiện đang trong quá trình nâng cấp sửa chữa, đặc biệt là hệ thống tràn và van xả lũ. Dự kiến tới tháng 8 chỉ có 3/6 van xả lũ đưa vào vận hành.
Để đảm bảo an toàn hồ đập; ngoài việc đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, sửa chữa, rất cần ngành thủy lợi sớm phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du. Bản đồ này sẽ giúp các địa phương xây dựng phương án ứng phó thiên tai trong tình huống khẩn cấp.