| Hotline: 0983.970.780

Đất

Việc nước

Thứ Hai 02/06/2014 , 10:05 (GMT+7)

Báo cáo của huyện gửi được 2 ngày thì Kim Anh gặp đại diện của nhà đầu tư tại một quán cà phê trong thành phố Tây Xương. / Khởi động

- Báo cáo anh. Việc họp dân của các làng trong 4 xã để lấy ý kiến nhân dân về giá bồi thường vẫn đang tiếp tục được triển khai. Nhưng qua cuộc họp của 2 làng Bùi Đình và Tiên Mai vừa qua, thì thấy người dân có mấy nguyện vọng.

Thứ nhất là cho dân được hưởng mức giá bồi thường 500 ngàn đồng mỗi mét vuông đất nông nghiệp. Còn thổ cư thì tùy theo vị trí, mức bồi thường cao nhất là 2,5 triệu đồng, thấp nhất 1,2 triệu đồng một mét vuông.

Những diện tích đất ở đủ điều kiện cấp sổ đỏ nhưng chưa được cấp, được bồi thường theo giá đất đã có sổ. Thứ hai, là không bố trí tái định cư ở Bình Sa mà bố trí tái định cư ở hai bên quốc lộ 10A đoạn chạy qua xã Tây Hạ.


Minh họa: Nguyễn Mạnh Hùng

- Thế ý kiến cậu thế nào?

- Thưa anh, cả hai việc đó đều thuộc thẩm quyền quyết định của cấp tỉnh. Nếu anh hỏi em với tư cách cá nhân thì em xin thưa rằng mức bồi thường do dân đề nghị như thế là hợp lý. Với mức bồi thường ấy, người dân phải dời làng có đủ điều kiện tạo lập chỗ ở mới, người không phải dời thì có chút vốn sắm phương tiện chuyển sang nghề khác.

Việc bố trí tái định cư hai bên quốc lộ 10A lại càng hợp lý hơn. Vì mức đầu tư vào hạ tầng ở đó rất thấp, từ đó có thể hạ mức thu tiền đất tái định cư xuống còn 4 triệu đồng, thậm chí chỉ 3 triệu đồng mỗi mét vuông, rất có lợi cho dân.

Cái lợi lớn hơn là được bám mặt quốc lộ, bà con có điều kiện dành một phần đất tái định cư để làm dịch vụ hay buôn bán, bảo đảm đời sống khi mất đất. Chắc chắn ở đó sẽ hình thành một khu dịch vụ và thương mại rất sầm uất. Còn ở Bình Sa thì xa đường, giá đất lại cao, bà con rất khó sống.

Hơn 80% dân trong những làng còn lại trong 4 xã, chỉ mất đất nông nghiệp, cũng có nguyện vọng được hưởng mức đền bù 500 ngàn đồng mỗi mét vuông. Báo cáo của UBND huyện Tây Đằng tổng hợp ý kiến của dân 4 xã bị thu hồi đất được gửi lên tỉnh vừa lúc Viện KSND tỉnh Tây Xương có cáo trạng truy tố Phan Văn Lai, Ngô Văn Minh, Phạm Văn Trình ra TAND tỉnh về tội “Giết người” theo khoản 1 điều 93 Bộ luật Hình sự.

Mới đọc được một phần bản cáo trạng, ông Lê đột quỵ, trở thành tai biến mạch máu não. Sau mấy ngày cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh, ông được người nhà đưa sang Singapore điều trị. Chủ tịch tỉnh Vũ Văn Kha phải gánh vác mọi việc.

Báo cáo của huyện gửi được 2 ngày thì Kim Anh gặp đại diện của nhà đầu tư tại một quán cà phê trong thành phố Tây Xương. Và 3 ngày sau buổi gặp đó của Kim Anh, Chủ tịch huyện Tây Đằng Trần Lê Bình đến nhà riêng Vũ Văn Kha, xách theo một ca - táp.

Đúng nửa tháng sau, Quyết định số 1240/QĐ-UBND của tỉnh về đến Tây Đằng: Đồng ý cho huyện lập quy hoạch, xây dựng hạ tầng bố trí tái định cư cho gần 500 hộ dân hai làng Bùi Đình, Tiên Mai dọc theo quốc lộ 10A đoạn chạy qua xã Tây Hạ. Không chấp nhận mức đền bù do dân đề nghị. Yêu cầu UBND huyện Tây Đằng lập phương án đền bù, triển khai thu hồi đất theo quy định ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh…

Nhận được quyết định trên, nhóm Kim Anh tổ chức ăn mừng tại Nhà hàng Biển Hát, còn Trần Hưng thì đau thắt ruột. Sang phòng Bí thư để xin ý kiến một số việc, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Vũ Danh Hồi thấy cấp trên ngồi thừ. Lát sau Trần Hưng mới thốt lên:

- Làm cho dân được hưởng đúng chính sách, sao mà khó thế, Hồi ơi…

- Anh Kha có lần bảo em: “Chúng ta đang trải thảm đỏ để mời các nhà đầu tư vào. Mà thảm đỏ ấy là gì nếu không phải là giá thuê đất rẻ và giá nhân công rẻ?”.

Câu ấy cứ làm em day dứt mãi. Muốn có giá đất cho thuê rẻ thì phải đẩy người nông dân ra khỏi mảnh ruộng, ngôi nhà của họ bằng một giá thật rẻ mạt. Muốn có nhân công rẻ thì phải quy định hệ số lương tối thiểu rất thấp, đẩy người lao động vào cảnh khốn cùng. Chẳng lẽ tấm thảm đỏ của chúng ta lại được dệt bằng sự khốn cùng của công nông?

- Mình rất trân trọng cái tâm của cậu, khi trong cuộc họp Thường vụ mở rộng bàn thực hiện quyết định thu hồi đất của tỉnh lần trước, cậu đã vạch thẳng cái lắt léo của Kim Anh và Ban giải phóng mặt bằng huyện trong việc xác định diện tích thổ cư được bồi thường.

Quyết định 1240 của tỉnh là không thể chống, giờ chỉ còn cách vận dụng sáng tạo nhất, linh hoạt nhất để cho người dân đỡ thiệt thòi nhất thôi.

- Đúng vậy anh ạ. Cô ta đã cố ý lập lờ, đem quy định về hạn mức cấp đất ở mới áp dụng cho những trường hợp thổ cư của dân đã sử dụng ổn định, lâu dài. Mà những trường hợp này thì điều 3 Mục II quy định ban hành kèm theo Quyết định 01 đã nói rất rõ: Nếu thổ cư có những giấy tờ theo quy định của luật đất đai, thì toàn bộ diện tích đó được xác định là thổ cư.

Còn những thửa đất có nguồn gốc cả đất vườn lẫn đất ở nhưng trong giấy tờ không ghi rõ đất vườn bao nhiêu, đất ở bao nhiêu, thì đất ở được xác định là 300 m2. Từ mấy năm trước, cả 4 xã Tây Sơn, Tây Hà, Tây Thượng, Tây Hạ đã lập xong hồ sơ về đất ở để cấp sổ đỏ cho dân, nhưng đến nay chưa hộ nào được cấp.

Nên trong cuộc họp Thường vụ mở rộng đó em đã đề nghị rằng những diện tích thổ cư của hai làng Bùi Đình, Tiên Mai đã đủ điều kiện cấp sổ đỏ, đã hoàn chỉnh hồ sơ cấp sổ nhưng chưa được cấp thì phải bồi thường cho bà con bằng mức giá đất đã có sổ đỏ. Vì lỗi này hoàn toàn là của ủy ban huyện. Không thể bắt dân phải gánh chịu cái thiệt thòi do sự tắc trách, quan liêu của huyện được. Và em sẽ bảo lưu ý kiến đó đến cùng.

- Rất tán thành ý kiến của cậu. Mình sẽ chỉ đạo bên ủy ban có tờ trình riêng việc này với tỉnh và sẽ trực tiếp trình bày với lãnh đạo tỉnh.

Phương án bồi thường do Ban bồi thường giải phóng mặt bằng lập, lấy Quyết định 1240 của tỉnh làm căn cứ, được chia làm 2 phần. Phần 1 là phương án bồi thường đất nông nghiệp, đất công ích và đất chuyên dùng. Phần 2, bồi thường về thổ cư, cây lưu niên và vật kiến trúc.

Cả hai phương án đó được trình lên Thường vụ Huyện ủy trong một cuộc họp mở rộng mới, vẫn do Bí thư Huyện ủy Trần Hưng chủ trì, trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt. Phần 1 nhanh chóng được thông qua. Thấy phần 2, Ban bồi thường vẫn chỉ tính bồi thường cho mỗi hộ 180 m2 với giá 600 ngàn đồng một mét vuông, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Vũ Danh Hồi nổi xung:

- Lần họp trước, tôi đã đề nghị đồng chí Kim Anh xem lại điều 3 mục II quy định về hạn mức đất ở nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 01 của tỉnh khi lập phương án bồi thường. Đồng chí hãy trả lời ý kiến đó của tôi.

Thấy Kim Anh ngồi yên. Trần Hưng hỏi Chủ tịch huyện:

- Đề nghị đồng chí Bình cho biết, hồ sơ cấp sổ đỏ thổ cư của Tứ xã đã hoàn chỉnh từ mấy năm nay, tại sao dân Tứ xã chưa được cấp sổ đỏ?

- Báo cáo Bí thư. Cuối năm 2011, ủy ban huyện đã có công văn xin Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phôi sổ, nhưng chưa có hồi âm.

- Từ đó đến nay, chỉ phát một công văn, không có hồi âm. Không biết bao nhiêu lần họp, làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường mà đồng chí không lý gì đến. Bao nhiêu cuộc họp Thường vụ, đồng chí cũng không báo cáo, là tại sao. Không cần bàn nữa, tôi kết luận ngay.

Thứ nhất, trình phương án bồi thường đất canh tác trước. Thứ hai, vì khu tái định cư mới chưa có, nên tạm dừng phương án bồi thường thổ cư. Giao ủy ban huyện có công văn trình tỉnh, báo cáo rõ nguyên nhân chưa cấp được sổ đỏ thổ cư cho dân Tứ xã. Xin tỉnh cho phép tiếp tục cấp sổ đỏ thổ cư, ưu tiên cho các hộ dân hai thôn bị thu hồi. Khi hoàn thành sẽ tiếp tục lập phương án bồi thường phần hai. (Còn nữa)

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Chiêm ngưỡng màn trình diễn đổ bánh xèo khổng lồ

CẦN THƠ Người dân háo hức chiêm ngưỡng 15 nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ, đường kính 3m phục vụ 1.000 khách tham quan tại Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ.

Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm