| Hotline: 0983.970.780

Viện Chăn nuôi- 60 năm xây dựng & phát triển

Thứ Năm 28/06/2012 , 14:37 (GMT+7)

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động, viện đã trở thành một trong những viện lớn hàng đầu về chăn nuôi trong nước.

Viện Chăn nuôi được thành lập năm 1952, đã trải qua nhiều lần thay đổi tổ chức. Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động, viện đã trở thành một trong những viện lớn hàng đầu về chăn nuôi trong nước.

Với sứ mạng nghiên cứu góp phần xây dựng một ngành chăn nuôi bền vững, có hiệu quả, thân thiện với môi trường, hơn nửa thế kỷ qua viện đã gắn nghiên cứu với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nghiên cứu với đào tạo, hợp tác trong và ngoài nước. Với sự nỗ lực và công sức của nhiều thế hệ cán bộ, sự lãnh đạo, ủng hộ của Chính phủ, Bộ NN-PTNT và các Bộ khác, các tổ chức quốc tế, các Viện nghiên cứu, trường đại học, nông dân, doanh nghiệp... Viện đã và đang trở thành một trong những trung tâm có uy tín về nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và đào tạo tiến sĩ ngành chăn nuôi.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Viện Chăn nuôi được thành lập theo Nghị định số 1–CN -QT-NĐ ngày 9-2-1952 của Bộ Canh nông. Trụ sở ban đầu của Viện tại thôn Thượng Túc, xã An Tường, huyện Yên Sơn (nay la,  tỉnh Tuyên Quang.

Do yêu cầu phát triển nông nghiệp theo từng giai đoạn của đất nước, Viện Chăn nuôi đã nhiều lần thay đổi tổ chức và đổi tên.

- 1952-1954: Viện Chăn nuôi;

- 1955-1957: Phòng Chăn nuôi thú y  thuộc Viện Khảo cứu Nông lâm;

- 1957-1959: Viện Khảo cứu chăn nuôi theo Nghị định số 446-TTg ngày 1/10/1957 của Thủ tướng Chính phủ;

- 1959-1962: Khoa Chăn nuôi thú y thuộc Học viện Nông lâm;

- 1963-1968: Ban Chăn nuôi thú y thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp;

- 1969-nay: Viện Chăn nuôi theo Quyết định số 01/NN/QĐ ngày 7/1/1969 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp;

Trụ sở của Viện tại xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội.

CHỨC NĂNG

Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, nuôi giữ giống gốc, thông tin, đào tạo sau đại học, hợp tác quốc tế, tư vấn, dịch vụ về chăn nuôi trong phạm vi cả nước phục vụ quản lý nhà nước của Bộ.

NHIỆM VỤ

a) Nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng trong các lĩnh vực về chăn nuôi.

b) Nghiên cứu đề xuất xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi. Tham gia nghiên cứu, đề xuất chính sách, định hướng phát triển phục vụ quản lý nhà nước của Bộ. Tham gia kiểm định, kiểm nghiệm giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

c) Tư vấn, xây dựng các chương trình, đề tài, dự án, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1. Định hướng nghiên cứu KH-CN của Viện Chăn nuôi đến 2020

-Chọn lọc, lai tạo và nhân giống các gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao thích hợp với điều kiện chăn nuôi của từng vùng sinh thái ở VN.

-Các giải pháp KH-CN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi, nhất là thức ăn thô cho gia súc nhai lại.

-Các phương pháp KH-CN nâng cao hiệu quả chăn nuôi, marketing, chế biến sản phẩm chăn nuôi.

-Nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật sinh học, nhất là kỹ thuật về sinh sản (thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật di thực phôi), công nghệ sinh học… nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi.

-Các giải pháp KH-CN phát triển chăn nuôi trong mối quan hệ phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, tác động của biến đổi khí hậu đến xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi.

-Các cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi trong mối quan hệ kinh tế hội nhập và toàn cầu hoá.

2. Định hướng chuyển giao TBKT trong chăn nuôi đến 2020

-Kỹ thuật phát triển chăn nuôi lợn quy mô trang trại vừa và lớn theo hướng chăn nuôi hàng hóa.

-Kỹ thuật phát triển chăn nuôi gia cầm công nghiệp, chăn nuôi gia cầm phương thức thả vườn chuyên canh theo vùng trung du và miền núi nhằm giám sát tốt dịch bệnh, đạt năng suất và giá trị sản phẩm cao.

-Kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò thịt, trâu, bò sữa, tại một số vùng có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước.

-Kỹ thuật phát triển dê thịt-sữa Bách thảo tại vùng duyên hải Trung bộ, cừu tại các tỉnh Nam Trung bộ và một số tỉnh miền núi phía bắc.

-Phát triển các giống gia súc, gia cầm có năng suất cao, những giống mới có phẩm chất tốt.

-Kỹ thuật chế biến, sử dụng có hiệu quả nguồn thức ăn địa phương, kỹ thuật SX thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

-Kỹ thuật giết mổ và chế biến công nghiệp các sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VSATTP và tiêu chuẩn quốc tế.

-Thiết lập nhiều dự án tại các trung tâm nghiên cứu, vùng khác nhau để trình diễn các kỹ thuật mới cho nông dân.

-Phát triển các kỹ thuật thích hợp cho chăn nuôi tại các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

3. Chiến lược hợp tác quốc tế trong 10 năm tới

Do nước ta đã không còn là nước nghèo nên chiến lược hợp tác quốc tế sẽ là đa dạng hóa và đa phương hóa các hoạt động hợp tác quốc tế, chuyển dần trục hợp tác từ trọng tâm trước đây là các nước châu Âu, Australia sang các nước Đông Âu, Mỹ, Canada và các nước châu Á; đặc biệt là các nước trong khối Asean còn nghèo như Lào, Campuchia và Myanma. Hợp tác quốc tế tới đây không chỉ đơn giản là yêu cầu sự trợ giúp mà còn đi trợ giúp các nước kém phát triển hơn ta về khoa học và công nghệ chăn nuôi.

Hợp tác quốc tế trong những năm tới sẽ tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn, có nhu cầu lớn như công nghệ sinh học, môi trường, bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học, chế biến các sản phẩm chăn nuôi.

Hợp tác quốc tế sẽ tiếp tục đi theo hướng kết hợp nghiên cứu với đào tạo đặc biệt là đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ để nâng cao năng lực nghiên cứu của Viện ngang tầm với các nước trong khu vực. Hình thức hợp tác sẽ vẫn là thông qua các chương trình, dự án hai bên hoặc nhiều bên, tăng số lượng các dự án có sự hỗ trợ của Chính phủ VN về tài chính.

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

Trung tâm Nghiên cứu & chuyển giao TBKT chăn nuôi

Địa chỉ: 94/1056 Dương Quảng Hàm, phường 6, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.38942474; 08.38940988; Fax: 08.38958864; E-mail: ttnc2000@gmail.com; Website: www.vigova.com

Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bào động vật

Địa chỉ: Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội. ĐT: 04.38388068; Fax: 04.38389775; Email: hoantranvcn@yahoo.com

Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương

Địa chỉ: Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội. ĐT: 04 38389774; Email: quecoi@gmail.com

Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương

Địa chỉ : Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội. ĐT: 04.38389773- 04.38385622; Fax: 04.38385804; Email: pkhttncgctp@gmail.com; Website:http:// www.porec.vn

Trung tâm Thực nghiệm & bảo tồn vật nuôi

Địa chỉ: Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội. ĐT: 0438389125; Fax: 0438383836; Email: vusonhl@gmail.com

Trung tâm Nghiên cứu bò & đồng cỏ Ba Vì

Địa chỉ: Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội; ĐT: 0433 881040/881330/881965; Email: huuluong2004@yahoo.com

Trung tâm Nghiên cứu dê & thỏ Sơn Tây

Địa chỉ: Xuân Khanh, Sơn Tây, Hà Nội; ĐT: 043 3838 341 Fax: 043 3838 889; Email: ttncdecuutho@gmail.com

Trung tâm Nghiên cứu & huấn luyện chăn  nuôi

Địa chỉ: Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội. ĐT: 04.33825582/33824719/33554032; Fax: 04.33825582/33824719; Email: VPPoultry@gmail.com - TTNCGCVP@fpt.vn

Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên

Địa chỉ: Phú Xuyên, Hà Nội ĐT: 04. 33854250/33854391/33858742/0913288746; Fax: 04.33854390; Email: ttncv@hn.vnn.vn; Email:dxtuyen@gmail.com

Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương

Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội; ĐT: 0439718853; Fax: 0439719049; Email: vinalica@vnn.vn

Trung tâm Nghiên cứu & phát triển chăn nuôi miền Trung

Địa chỉ: 422 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn, Bình Định. ĐT: 0563 821044; Fax: 0563 818522; Email: livcenter@gmail.com

Trung tâm Nghiên cứu & phát triển chăn nuôi miền núi

Địa chỉ: Bình Sơn, Sông Công, Thái Nguyên. ĐT: 0280.862.378; 0280.861.165; Fax: 0280.861.167; Email: bavan60@gmail.com

Xem thêm
Mang Yang là nơi rất tốt để phát triển đàn bò sữa

Khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, nguồn nước sạch…, là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển bò sữa ở Mang Yang, Gia Lai.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.