| Hotline: 0983.970.780

Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam: Dốc sức cho ngành nông nghiệp nước nhà

Thứ Ba 20/01/2015 , 09:59 (GMT+7)

Là một viện nghiên cứu đa ngành, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam (Địa chỉ: 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM) đã có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà, đặc biệt là khu vực phía Nam.


Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam

Nhiều thành tựu nghiên cứu của Viện đã và đang được ứng dụng hiệu quả vào thực tế sản xuất, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân…

Với bề dày lịch sử gần 90 năm, Viện KHKT nông nghiệp miền Nam đã có rất nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHKT trong nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn các tỉnh phía Nam.

Nối tiếp những kết quả đã đạt được, trong năm 2014, Viện đã có nhiều thành tựu nổi bật về nghiên cứu cơ bản gồm các đề tài: Chọn tạo giống lúa chịu nóng bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Nam, một giống lúa được công nhận SX thử và một bài công bố tạp chí khoa học quốc tế;

Nghiên cứu hiệu lực tồn dư của phân vô cơ đa lượng với lúa, ngô, cà phê do Viện làm chủ trì đã nghiệm thu phần mềm dự báo dự tính nhu cầu dinh dưỡng cho các loại cây trên;

Sử dụng tinh đã phân tách để tạo phôi bò in vitro xác định giới tính trước đã hoàn thiện quy trình siêu âm chọc hút trứng trên bò sống, phân tách tinh trùng X và 2 bò cái mang thai từ cấy truyền phôi giới tính;

Cải thiện khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt heo bằng việc nâng cao tần suất gen PIT-1 trong đàn heo giống đã chọn lọc được 12 heo nái mang kiểu gen PIT-1;

Chọn lọc nâng cao tỷ lệ mỡ giắt bằng phương pháp đánh giá di truyền BLUP kết hợp phân tích kiểu gen ở đàn lợn giống đã xác định được kiểu gien H-FABP bằng PCR-HaeIII, PCR-MspI, PCR-HinfI;

Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống đậu tương kháng bện gỉ sắt đã tạo được các thế hệ F2 phân ly tính trạng, tuyển chọn được các dòng triển vọng và gieo trồng quần thể F3.

Về nghiên cứu ứng dụng đã đạt được: Giống lúa VN 121 được công nhận và cấp Bằng bảo hộ số 19.VN.2013, chuyển nhượng quyền khai thác thương mại cho SSC;

Báo cáo công nhận chính thức 1 giống đậu xanh HLĐX10, 1 giống khoai tây và công nhận SX thử 2 giống điều mới AB29, AB05-08.

Hai quy trình tạm thời: Trồng thay thế, thâm canh điều và Ghép cải tạo vườn điều đưa năng suất điều từ 1 – 1,5 tấn/ha lên 2 – 3 tấn/ha. Hai quy trình “SX lúa mùa đặc sản theo hướng GAP” và SX lúa cải tiến theo hướng GAP” được áp dụng ở các tỉnh ĐBSCL (Long An, Trà Vinh, Tiền Giang,...), diện tích hàng trăm ha; Xây dựng mô hình liên kết SX và bao tiêu giống lúa ĐTM 126 ở Thạnh Hóa – Long An, với tổng diện tích khoảng 1.170 ha;

Đề tài NC chọn tạo giống ngô phục vụ đất lúa vùng ĐBSCL (2014-2018) kết luận giống ngô SSC474 và LCH9A thích ứng tương đương các giống của các công ty đa quốc gia.

Cùng Cty Dekalb Việt Nam, quy trình canh tác ngô trên đất lúa chuyển đổi được công nhận phục vụ sản xuất.

Dự án xây dựng mô hình chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô được triển khai tại 8 tỉnh ĐBSCL (2014-2016), hội thảo đầu bờ tại 4 tỉnh và hội nghị sơ kết công tác xây dựng mô hình được tổ chức tại Tp Cao Lãnh, Đồng Tháp.

Hiệu quả mô hình tăng so với lúa hơn 20%. Hai giống sắn HL – S10 và HL-S11, thời gian từ trồng đến thu hoạch từ 8 - 11 tháng, NS củ tươi 38,5 tấn/ha, thâm canh có thể đạt 65 – 80 tấn/ha, được công nhận cấp cơ sở năm 2014.

Kết quả nổi bật khác là ứng dụng thành công các tiến bộ trồng trọt, chăn nuôi tại Trường Sa và ứng dụng thành công kỹ thuật nhà màng SX cây rau giống tại vùng nóng ẩm An Giang.

Nhiều đề tài về bảo vệ thực vật, khoa học đất trên cây lúa, ngô, hồ tiêu, cà phê, ca cao, rau hoa, khoai tây, và những đề tài địa phương, nhánh về xây dựng nông thôn mới cũng được nghiệm thu đạt loại khá.

Về kết quả chuyển giao TBKT: Giống lúa VN121 đã phát triển hàng chục ngàn ha ở Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên;

Đưa ra sản xuất 31 tấn hạt giống lúa cạn cao sản LC408 và LC227, trong đó 30 tấn cho vùng Tây Nguyên và 1 tấn cho CHDCND Lào;

Cung cấp 130 tấn hạt giống lúa xác nhận và nguyên chủng ĐTM 126, tập huấn- hội thảo đầu bờ chuyển giao TBKT được 57 cuộc với khoảng 3.836 lượt người tham dự tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu;

Sản xuất 30 tấn giống ngô lai đơn V-118 và 50 tấn hạt giống lai đơn F1 chịu hạn MN-1, diện tích trên 3500 ha tại các tỉnh Tây Nguyên và dự kiến sẽ tăng 5000 ha năm 2015; Cung cấp 1 triệu củ giống khoai tây G0 cho SX tại tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh phía Bắc;

Cung cấp cho thị trường 10 triệu cành hoa cúc; Một số giống điều mới đang được nhân giống và ứng dụng ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ với 525.000 cây điều ghép đầu dòng, phục vụ trồng mới khoảng 2000 ha;

Các giống đậu tương: HL07-15, HLD9N, HLD9N và giống lạc GV10 được trồng và phát triển rộng tại các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL. 

Viện đã thành công trong việc xây dựng mô hình thâm canh điều cao sản theo hướng bền vững tại xã nông thôn mới Tân Lập, Đồng Phú, Bình Phước, xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu và một số nông hộ tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai. Kết quả tại 9 hộ nông dân, NS thấp nhất 2 tấn/ha và cao nhất 5 tấn/ha, rất nhiều điển hình đạt năng suất từ 4 – 5 tấn/ha.

Mô hình liên kết nông dân SX điều giỏi đang được trình diễn tại Đồng Tâm, Đồng Phú, Bình Phước với quy mô trên 300ha/cánh đồng mẫu. Mô hình ứng dụng giống mới và biện pháp kỹ thuật tổng hợp tại: Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu,  

Song song với các đề tài đang thực hiện, năm 2015 Viện sẽ thực hiện một số đề tài ứng dụng CNSH và công nghệ nano kim loại trong chọn tạo giống và trồng trọt ngô, lúa, đậu tương, thanh long, hồ tiêu, khoai tây và một số loại rau, hoa. 

Về hợp tác quốc tế, Viện tổ chức 3 hội thảo quốc tế về sắn, kinh tế chăn nuôi, đón tiếp 40 đoàn chuyên gia nước ngoài đến làm việc, 12 đoàn tham dự hội nghị khoa học quốc tế; Tham gia tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ 42 về cây hồ tiêu tại TP. Hồ Chí Minh.

Đề tài: Nghiên cứu áp dụng một số CN mới của Hàn Quốc để SX nấm ở Việt Nam đã áp dụng được công nghệ dung dịch lỏng trong nhân giống nấm; Tại Đà Lạt, hợp tác với Bỉ đã thành công trong việc xây dựng mô hình SX dâu tây công nghệ cao, hợp tác với KOPIA Hàn Quốc khảo nghiệm 36 giống rau tiên tiến với kết quả rất khả thi, các giống rau sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng kháng bệnh khá, được sự quan tâm nhiều của người SX rau tại vùng Lâm Đồng.

Đề tài nghị định thư về ứng dụng CN chọn tạo giống sắn của Hàn Quốc vào phát triển SX sắn bền vững cho vùng trọng điểm phía Nam đã thu được hạt lai có kiểm soát và hạt lai không kiểm soát; Hợp tác với Viện Nghiên cứu Kali quốc tế nghiên cứu ảnh hưởng của kali đến NS và chất lượng cao su và cây sắn tiếp tục hoàn thiện các thí nghiệm dài hạn;

Đẩy mạnh cơ giới hóa trong canh tác sắn với HQ đã ứng dụng được phế phụ phẩm sau thu hoạch sắn; tiếp tục đề tài với CIAT về một số sâu bệnh hại mới trên sắn. Hợp tác với Úc về nghiên cứu vai trò của cây trồng cạn đối với sự thích ứng của biến đổi khí hậu trên nền đất lúa tại ĐBSCL cho thấy, các mô hình luân canh cây mè trên nền đất lúa vụ HT có khả năng thích ứng với hạn hán vụ HT và tránh ngập lụt cuối vụ lúa TĐ và tăng thêm thu nhập bình quân 47,2% so với canh tác 3 vụ lúa.

Cơ sở đào tạo sau đại học tại Viện được duy trì tốt cho 34 nghiên cứu sinh, trong đó 2 tiến sĩ ngành khoa học đất đã bảo vệ thành công.

Tổng doanh thu dịch vụ KHCN của Viện năm 2014 hơn 16,039 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 3,825 tỷ đồng và ước nộp thuế 765 triệu đồng.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.