| Hotline: 0983.970.780

Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ - 5 năm khẳng định mình

Thứ Ba 27/12/2011 , 11:09 (GMT+7)

Nghiên cứu chọn tạo giống bưởi quý
Ngày 09/9/2005, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 220/QĐ-TTg chính thức cho phép Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam sáp nhập 2 đơn vị là Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Bắc Trung bộ và Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ để thành lập Viện KHKTNN Bắc Trung bộ.

Sau khi có quyết định của Thủ tướng, năm 2006 Viện KHKTNN Bắc Trung bộ chính thức thành lập trở thành đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Viện KHNN Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nông nghiệp phục vụ phát triển KT – XH cho cả khu vực Bắc Trung bộ rộng lớn.

PGS-TS Phạm Văn Chương, Viện trưởng Viện KHKTNN Bắc Trung bộ cho biết: Năm năm qua (2006- 2011), đội ngũ cán bộ, nghiên cứu khoa học của Viện KHKTNN Bắc Trung bộ đã chọn lọc, kế thừa và phát huy tốt các công trình nghiên cứu khoa học mà 2 đơn vị tiền thân đã và đang triển khai. Bên cạnh việc nghiên cứu chọn giống cây trồng mới và xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh để đạt năng suất cao, né tránh rủi ro do thiên tai tại vùng Bắc Trung bộ, chúng tôi đã làm tốt vai trò cầu nối trong việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất cho nông dân.

Đáng chú ý là Viện đã được đưa vào sản xuất đại trà nhiều giống cây trồng mới có phẩm chất tốt, năng suất cao như các giống lúa cạn C22, UPL5, giống nếp chịu mặn VK1-5; các giống lúa lai Nhị ưu 725, D.ưu 725, Thiên Ưu 128, Thiên Ưu 998; giống lúa chất lượng cao LT2; giống sắn NA1... Các giống lạc Sen lai 75/23, giống lạc 1660, giống lạc chịu hạn V79, giống lạc L20, giống đậu xanh PK11...

 Viện KHKTNN Bắc Trung bộ cũng thực hiện tốt các nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ về giống, kỹ thuật trồng trọt, bảo quản, xử lý sau thu hoạch, bảo tồn nguồn gen các loại cây ăn quả, cây công nghiệp như quýt PQ1; cao su RRIM712; bưởi Thanh Trà, bưởi đỏ, cam Nam Đông, dâu Truồi. Xây dựng quy trình nhân giống các loại cây có múi, hồng, nhãn, xoài, dứa; nhân giống các loài hoa: Phong lan, hoa chuông, đồng tiền; các giống chuối, keo lai; các giống nấm rơm, sò, mộc nhĩ và nấm dược liệu linh chi và một số dòng cam quýt, mía, cà phê, khoai lang có triển vọng khác...

Điều đó đã chứng minh hùng hồn cho sức sáng tạo, bền bỉ của đội ngũ cán bộ KHKT của Viện. Điều làm chúng tôi rất phấn khởi là ngay sau khi thành lập, Viện KHKTNN Bắc Trung bộ đã nhận được sự quan tâm đặc biệt về mọi mặt của Bộ NN-PTNT, Viện KHNN Việt Nam, lãnh đạo và nhân dân các tỉnh Bắc Trung bộ. Nhờ đó, Viện KHKTNN Bắc Trung bộ đã có điều kiện để đầu tư dự án xây dựng đồng bộ từ nhà quản lý điều hành, khu nghiên cứu đến trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học hiện đại với tổng kinh phí khoảng 46 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển Châu Á.

Đây thực sự là một động lực rất quan trọng góp phần phát huy tiềm năng, trí tuệ và sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ KHKT tại đây vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học: Chỉ trong vòng 5 năm, Viện KHKTNN Bắc Trung bộ đã chủ trì 1 đề tài cấp Nhà nước, 2 dự án phát triển nông thôn miền núi, 4 đề tài trọng điểm cấp bộ, 21 đề tài cấp cơ sở, 3 dự án sản xuất thử nghiệm, 3 dự án cấp tỉnh, 1 dự án khuyến nông, 6 đề tài thuộc chương trình nông nghiệp hướng tới khách hàng vốn vay ADB và 1 dự án giống. Hàng năm tổng kinh phí dùng cho các đề tài, dự án lên tới 10 tỷ đồng/năm. Chưa kể 5 dự án hợp tác quốc tế do Viện KHKTNN Bắc Trung bộ chủ trì với Trường Đại học Tổng hợp Sydney, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xu Đăng và Irắc với tổng kinh phí 11 triệu USD.

Để đẩy nhanh quá trình phát triển, Viện KHKTNN Bắc Trung bộ đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế, nâng cao trình độ cho cán bộ khoa học để làm chủ được những kiến thức công nghệ hiện đại. Năm năm qua, Viện KHKTNN Bắc Trung bộ đã cử 21 cán bộ nghiên cứu đi đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước, trong đó có 1 sau tiến sỹ, 4 nghiên cứu sinh, 16 học viên cao học. Cử nhiều cán bộ tham gia đào tạo ngắn hạn, dài hạn ở trong và ngoài nước...

Tại Nghệ An, thời gian qua Viện KHKTNN Bắc Trung bộ đã thực hiện thành công nhiều mô hình mang lại giá trị kinh tế cao như: Mô hình SX lạc đạt 5 tấn/ha/vụ; thâm canh chè theo hướng sản phẩm an toàn đạt năng suất từ 15-22 tấn/ha trên diện rộng tại Anh Sơn và Thanh Chương; thâm canh cam Xã Đoài hạn chế tái nhiễm bệnh vàng lá (Greening); SX hoa cao cấp Lily; SX rau an toàn theo GAP; SX khoai lang hàng hóa chất lượng cao... Các kết quả nghiên cứu của Viện đều được địa phương đánh giá cao, làm lợi cho sản xuất hàng chục tỷ đồng, góp phần đáng kể phát triển kinh tế xã hội không chỉ của Nghệ An mà cả khu vực Bắc Trung bộ

Năm năm qua, dù cơ sở vật chất và tiềm lực KHCN của đơn vị vẫn còn khiêm tốn nhưng đội ngũ cán bộ KHKT của Viện KHKTNN Bắc Trung bộ đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, phấn đấu trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của hàng triệu nông dân.

Ghi nhận những thành tích xuất sắc của Viện KHKTNN Bắc Trung bộ, Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba (năm 2010) cho Viện, Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Trung tâm Nghiên cứu cây công nghiệp và cây ăn quả Phủ Quỳ (năm 2010), 15 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho nhiều tập thể và cá nhân; Bộ NN-PTNT tặng Cờ thi đua và nhiều Bằng khen, 2 cán bộ khoa học được tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba và 1 đồng chí được công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc (2011).

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm