| Hotline: 0983.970.780

Viện Kiểm sát kiến nghị Vietinbank trả 1.085 tỷ đồng cho 5 đơn vị

Thứ Năm 25/12/2014 , 09:13 (GMT+7)

Trong phiên tòa ngày 24/12, HĐXX xác định VietinBank chịu trách nhiệm về khoản tiền gửi hơn 1.080 tỷ đồng của 5 đơn vị đã mở tài khoản hợp pháp tại VietinBank./ Thêm 2 ngân hàng yêu cầu Vietinbank bồi thường

HĐXX cũng đề nghị hủy một phần bản án, điều tra thêm tội “Tham ô tài sản” của Huyền Như và một số đồng phạm. Đồng thời, bác đơn kháng cáo của nhiều đơn vị khác.

Đề nghị Vietinbank trả 1.085 tỷ đồng

Số tiền trên được xác định là của 5 đơn vị mở tài khoản hợp pháp tại VietinBank, được bà Nguyễn Thị Minh Hương và ông Trương Minh Hoàng (Phó giám đốc VietinBank chi nhánh TP.HCM) duyệt gồm: Cty Cổ phần chứng khoán SaigonBank Berjara (SBBS, 210 tỷ), Cty Bảo Hiểm Toàn Cầu (125 tỉ đồng), Cty An Lộc (170 tỉ đồng), Cty Cổ phần chứng khoán Phương Đông (380 tỉ đồng) và Cty Hưng Yên (hơn 200 tỉ đồng).

Theo công tố viên tại tòa, 5 công ty nói trên mở tài khoản hợp lệ tại VietinBank, đã chuyển tiền vào tài khoản. Như vậy, đã xác lập quan hệ gửi, giữ tài sản giữa khách hàng và VietinBank.

Khi khách đã gửi tiền hợp pháp vào VietinBank, Như dùng chức vụ của mình tại phòng giao dịch thực hiện việc chiếm đoạt. Trong việc bị chiếm đoạt này, 5 công ty trên không có lỗi trong việc bị Huyền Như chiếm đoạt tiền khi tiền đang nằm trong tài khoản VietinBank. Vì tiền trong tài khoản lúc này VietinBank có nghĩa vụ quản lý cho khách hành.

Nêu quan điểm tại tòa, ông Nguyễn Thế Thành, kiểm sát viên cao cấp cho rằng: "Việc Huyền Như dễ dàng lừa, chiếm đoạt hàng ngàn tỷ như vậy không phải lỗi của khách hàng mà là bị cáo lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình, bên cạnh đó, có sự buông lỏng trong quản lý của VietinBank. Là đơn vị giữ và sử dụng tiền của khách gửi, nên VietinBank phải chịu trách nhiệm khi số tiền này bị mất”. 

Nhiều đơn kháng cáo bị "bác"

Liên quan đến số tiền hơn 718 tỷ đồng Huyền Như chiếm đoạt của ngân hàng ACB, đại điện VKS cho rằng không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của ACB cũng như 19 nhân viên của ngân hàng này về việc buộc VietinBank phải trả số tiền Như chiếm đoạt, bởi cho rằng "trong trường hợp này VietinBank không có lỗi".

Ngoài ra, VKS cũng kiến nghị cơ quan điều tra truy tố Bảo Ngọc về hành vi giúp sức cho Như trong việc chiếm đoạt tiền của ACB như nội dung mà TAND Tối cao tại Hà Nội đã kiến nghị trong phiên tòa xét xử bầu Kiên.

Theo VKS, số tiền hơn 718 tỷ đồng mà Như chiếm đoạt của Ngân hàng ACB xuất phát từ việc bị cáo đã móc nối với Huỳnh Bảo Ngọc, nguyên Phó phòng quản lý rủi ro của ACB, để huy động tiền. Việc 19 nhân viên ACB đem tiền đi gửi là có chủ trương của lãnh đạo ACB và việc này là trái quy định.

Mặt khác, Bảo Ngọc là người được ACB giao trách nhiệm quản lý số tiền gửi, lại được Như “lót tay” số tiền rất lớn. “Huỳnh Bảo Ngọc đã quên trách nhiệm quản lý tài sản, giao phó cho Như tự ý làm giả hồ sơ và lệnh chi dẫn đến bị chiếm đoạt.

Bản thân ACB là ngân hàng thương mại, hiểu rõ quy định của pháp luật nhưng chỉ vì lợi ích cục bộ đem tiền sang VietinBank gửi để lấy lãi suất làm rối loạn thị trường tài chính. Chính ACB đã tự đặt mình vào hoàn cảnh này và thực hiện hành vi trái pháp luật nên sẽ không được pháp luật bảo vệ”, đại diện VKS nói.

Tai tòa, VKS cũng nêu quan điểm “bác” kháng cáo của NaviBank. Theo đó, bị cáo Như đã có ý định chiếm đoạt tiền của ngân hàng này từ trước nên móc nối với Đoàn Đăng Luật (nguyên Trưởng phòng nguồn vốn NaviBank) để huy động hơn 1.000 tỷ đồng thông qua hợp đồng tiền gửi do 14 nhân viên của ngân hàng này.

18-58-23_nh-2
Các luật sư tham gia tại tòa

Sau khi tất toán Như còn chiếm đoạt 200 tỷ thông qua các hợp đồng tiền gửi với 4 nhân viên khác của NaviBank. VKS cho rằng, sau khi nhận được khoản tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, Luật để cho Như thực hiện các hành vi gian dối, chiếm đoạt tiền. Hành vi trái pháp luật của lãnh đạo NaviBank trong việc mang tiền từ ngân hàng mình sang gửi tại VietinBank để lấy lãi là do lỗi của NaviBank. 

Với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, kêu oan của nhóm các bị cáo là cán bộ Ngân hàng VietinBank, VIB, hầu hết đều bị VKS bác bỏ vì cho rằng không có cơ sở. Riêng bị cáo Tống Nguyên Dũng, Lê Thị Ngọc Lợi, Huỳnh Trung Chí được VKS đề nghị giảm nhẹ hình phạt từ 6-12 tháng tù vì gia đình có công với cách mạng.

Riêng nhóm bị cáo phạm tội “Cho vay nặng lãi” gồm: Nguyễn Thị Lành, Nguyễn Thiên Lý, Phạm Văn Chí, VKS đề nghị xem xét điều tra lại về số tiền thu lợi bất chính của cả những bị cáo kháng cáo và bị cáo không kháng cáo.

Theo HĐXX, kết quả xác minh của cơ quan điều tra về tài sản thu nhập bất chính của các bị cáo này là có cơ sở. Trong đó, bị cáo Lành thu lợi bất chính hơn 1.200 tỷ, Lý 735 tỷ, Chí 5,9 tỷ đồng. Nhưng căn cứ vào lời khai của các bị cáo, tại phiên tòa sơ thẩm, số tiền thu nhập bất chính thấp hơn nhiều.

"Trong phiên tòa sơ thẩm, số tiền thu nhập bất chính của các bị cáo trong nhóm cho vay nặng lãi rất thấp. Đây là một thiếu sót lớn của tòa sơ thẩm, chỉ căn cứ vào lời khai của các bị cáo là chưa đủ, nên cần phải xem xét lại", đại diện VKS nói. 

Tại tòa, Đại diện VKSND Tối cao đề nghị cơ quan điều tra khởi tố vụ ánkhởi tố bị can đối với hai Phó Giám đốc VietinBank chi nhánh TP.HCM là Nguyễn Thị Minh Hương và Trương Minh Hoàng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” vì đã ký các hợp đồng tiền gửi với các nhân viên chi nhánh ACB nhưng không kiểm tra, giám sát các hợp đồng đã ký để cho Huyền Như lợi dụng chiếm đoạt.

Đồng thời, tòa cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm của ông Nguyễn Văn Sẻ (nguyên Giám đốc VietinBank chi nhánh TP.HCM) trong vụ án.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm