| Hotline: 0983.970.780

Viện Lúa ĐBSCL - thành tựu nổi bật

Thứ Hai 05/01/2015 , 09:06 (GMT+7)

Viện Lúa ĐBSCL là đơn vị sự nghiệp khoa học ở vùng ĐBSCL, được Nhà nước giao nhiệm vụ giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ về cây lúa, những cây trồng luân canh với lúa và hệ thống nông nghiệp phục vụ cho phát triển KT-XH vùng ĐBSCL.

Về chọn tạo giống

Đến nay Viện đã chọn tạo và được công nhận đưa vào SX 166 giống lúa. Các giống lúa do Viện chọn tạo với ký hiệu OM thường đáp ứng được các đặc tính: chống chịu sâu bệnh, năng suất cao; phẩm chất gạo tốt; thích nghi vùng khó khăn, biến đổi khí hậu như phèn, mặn, khô hạn, ngập úng; thời gian sinh trưởng ngắn, từ 90-100 ngày.

Viện cũng đã chọn tạo được tập đoàn giống lúa dưới 90 ngày, nhóm Ao (các giống ký hiệu OMCS) đảm bảo năng suất, chất lượng và tính chống chịu sâu bệnh tốt giúp nông dân trong vùng có điều kiện thâm canh, tăng vụ, né mặn, tránh lũ.

Chuyển giao, ứng dụng giống mới vào SX

Theo điều tra của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng TW, trong 10 giống lúa được trồng phổ biến trên cả nước, Viện Lúa ĐBSCL đã đóng góp 5 giống. Đặc biệt tại ĐBSCL, trong 10 giống được trồng phổ biến và có diện tích gieo trồng cao nhất đã có 8 giống do viện chọn tạo, chiếm trên 70% diện tích gieo trồng.

Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện “Công tác giống cây trồng, vật nuôi” tổ chức ngày 05/12/2014 của Bộ NN-PTNT cho thấy chỉ riêng 4 giống lúa chủ lực của Viện lúa ĐBSCL là OM 5451, OM 6976, OM 4218, OM 4900 đã chiếm 40 – 60% diện tích trồng lúa ở vùng ĐBSCL.

Hiện nay giống lúa OM của Viện lúa ĐBSCL không chỉ được trồng tốt trong nước mà nay đã vươn ra nước ngoài như Campuchia, Lào, Brunei, các nước Nam Á và Châu Phi.

Về kỹ thuật canh tác

Viện đã xây dựng được 11 quy trình kỹ thuật được công nhận ở cấp Quốc gia, trong đó có 5 quy trình kỹ thuật canh tác lúa, 2 quy trình kỹ thuật canh tác cây trồng cạn luân canh với lúa và 4 quy trình phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.

Việc sử dụng công cụ và máy gieo lúa theo hàng, dùng kỹ thuật sạ hàng do Viện lúa ĐBSCL đưa ra là một đột phá trong kỹ thuật canh tác lúa, đến nay đã được nông dân ĐBSCL ứng dụng khoảng 20% diện tích, đem lại hiệu quả rất lớn.

cinh-ong-trnh-din-ging-l-om134357124
Cánh đồng trình diễn giống lúa OM

Với những thành tích đạt được, ngày 17/10/2014, tập thể Viện Lúa ĐBSCL  được Chủ tịch nước ký Quyết định phong tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Cụ thể giảm 50% lượng hạt lúa giống, giảm phân bón, giảm thuốc BVTV, tăng năng suất, là giải pháp chủ lực cho gói kỹ thuật thâm canh tổng hợp “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”. Công cụ gieo lúa theo hàng hiện được áp dụng rộng rãi ra tận vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc giúp cho nông dân đỡ vất vả cấy lúa trong những ngày đông giá rét trên đồng ruộng.

Trong biện pháp phòng trừ sinh học, thuốc trừ sâu sinh học Ometar/Biovip phòng trừ sâu, rầy hại lúa, hai loài nấm có ích là nấm trắng và nấm xanh cũng đã được Viện Lúa ĐBSCL nghiên cứu, nhân nuôi, đưa vào SX để phục vụ công tác phòng trừ rầy nâu ở ĐBSCL rất hiệu quả.

Thành tựu nổi bật

Theo cách tính của Tổ chức Nông- Lương Liên hiệp quốc (FAO), KH- CN đóng góp khoảng 30 - 40% vào sự gia tăng sản lượng lúa, thì việc gia tăng sản lượng lúa ở ĐBSCL từ 4,2 triệu tấn năm 1976 lên trên 25 triệu tấn hiện nay có sự đóng góp quan trọng của Viện lúa ĐBSCL cho an ninh lương thực Quốc gia và xuất khẩu của cả nước.

Như vậy, các giải pháp KH- CN chủ yếu mà viện chuyển giao vào sản xuất đã đem lại lợi ích tăng thêm hàng năm hàng chục ngàn tỉ đồng. Các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của viện cũng góp phần làm cho năng suất lúa nước ta đứng đầu khu vực ASEAN (năng suất bình quân trên 5,7 tấn/ha, cao nhất khu vực, gấp trên 1,5 lần so với lúa của Thái Lan).

Song hành cùng các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, Viện thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh trong vùng ĐBSCL trên nhiều cấp độ khác nhau từ tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, đào tạo đại học và sau đại học. Các nhà khoa học của viện tham gia giảng dạy đại học với nhiều chuyên ngành tại các trường đại học trong vùng.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất