| Hotline: 0983.970.780

Viện lúa khuyến cáo gì?

Thứ Sáu 13/04/2012 , 10:02 (GMT+7)

ĐBSCL bắt đầu vào vụ lúa HT. Nông dân trong vùng có xu hướng lựa chọn giống lúa mới, SX hiệu quả và thị trường ưa chuộng. Việc phân bố cơ cấu giống trong vùng như thế nào?

TS Lê Văn Bảnh
ĐBSCL bắt đầu vào vụ lúa HT. Với diễn biến và kinh nghiệm rút ra từ vụ lúa ĐX, nông dân trong vùng có xu hướng lựa chọn giống lúa mới, SX hiệu quả và thị trường ưa chuộng. Việc phân bố cơ cấu giống trong vùng như thế nào?

NNVN có cuộc trao đổi với TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL.

Vụ lúa ĐX (2011-2012) ĐBSCL trúng mùa, nhưng niềm vui chưa trọn. Nông dân bán lúa giá thấp, nhất là lúa IR50404. Xin ông cho biết có phải là do cơ cấu SX lúa trong vùng bị phá vỡ, diện tích sử dụng giống lúa IR50404 tăng đột biến hay còn nguyên nhân nào khác?

Để chuẩn bị cơ cấu giống cơ cấu giống lúa cho mùa vụ, ngành nông nghiệp các tỉnh đều bố trí cơ cấu giống cho địa phương mình. Một số tỉnh báo cáo đã triển khai sử dụng giống xác nhận ở tỉnh mình lên đến 70- 80%, tức những giống địa phương mình kiểm soát được. Nhưng thực tế SX lại ngược lại, như vậy cần xem xét lại giống xác nhận ở địa phương.

Căn cứ tình hình tiêu thụ lúa hàng hóa và khả năng thị trường XK, Bộ NN- PTNT đã khuyến cáo các địa phương chỉ đạo nông dân trồng lúa theo cơ cấu giống là lúa có gạo phẩm cấp thấp (IR50404, OM 576...) trồng trong tỷ lệ 15- 20%, lúa có gạo chất lượng cao 65- 70%, lúa thơm cao cấp 10- 15%.

Nhưng trong các vụ trước, do thị trường XK thuận lợi, gạo cấp thấp vẫn bán được, các DNXK vẫn mua gạo IR50404 để pha trộn làm gạo trắng (25%). Các DN mua lúa IR50404 so với gạo chất lượng cao có chênh lệch không nhiều, khoảng vài trăm đồng/kg. Do vậy, bà con vẫn tiếp tục trồng giống này mà không quan tâm đến khuyến cáo của ngành nông nghiệp.

Điều bất cập đã thấy việc sử dụng giống IR50404 có huyện tăng vọt gần 90% diện tích. Muốn khắc phục tình trạng này cần phải làm gì?

Theo khảo sát của chúng tôi, nơi nào hộ nông dân có diện tích ruộng nhỏ, SX lúa để ăn, tiêu thụ trong gia đình, hoặc làng nghề (như huyện Lấp Vò, Đồng Tháp có 100% nông dân làm giống này vì nơi đây có làng nghề làm bún, bột, làm bánh). Thực tế, theo báo cáo của Cục Trồng trọt, một số địa phương, huyện hay tỉnh cá biệt có thể có diện tích trồng giống lúa IR50404 rất cao, nhưng tổng cả vùng ĐBSCL vụ ĐX rồi chỉ ở mức 27%, nhưng cả năm chắc chắn sẽ dưới mức khuyến cáo (khuyến cáo dưới 20%).

Để khắc phục tình trạng này cần có những giống lúa tương tự về thời gian sinh trưởng, năng suất nhưng chất lượng cao, chống chịu được sâu bệnh... thay thế; các địa phương cần xem lại nguồn cung ứng giống IR50404, cơ cấu giống lúa và xem lại cách quản lý giống lúa xác nhận ở địa phương mình; nếu nơi nào nông dân không quan tâm đến SX lúa hàng hóa, trồng để tự tiêu thụ hoặc có DN đặt hàng thì SX. Còn nếu trồng để bán thì phải xem chừng xung quanh, nếu nhiều người trồng giống này thì sẽ rất khó tiêu thụ, theo quy luật cung cầu.

Giống lúa IR50404, tuy năng suất cao, thời gian sinh trưởng khá ngắn (dưới 90 ngày), nhưng hiện nay giống này bị nhiễm rầy nâu rất nặng. Mặt khác, giống lúa này khi gieo trồng vào vụ HT chất lượng hạt gạo rất thấp, bạc bụng nhiều, thị trường tiêu thụ rất hạn chế. Do vậy, vụ HT này ngành nông nghiệp khuyến cáo không nên trồng giống này quá tỷ lệ 10%.

Viện lúa ĐBSCL khuyến cáo sử dụng những giống nào?

Để thích ứng với tình hình BĐKH như khô hạn, xâm nhập mặn và dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương chủ động xây dựng và hướng dẫn cơ cấu giống phù hợp cho từng tiểu vùng sinh thái. Căn cứ vào thực tiễn SX các địa phương, cơ cấu các nhóm giống lúa dùng SX cho vụ HT năm 2012 dự kiến như sau:

+Nhóm giống lúa chủ lực: OM4900, OM4218, OM6976, OM6162, OM5451, OM2517, Jasmine 85.

+Nhóm giống bổ sung: OM2717, OM7347, OM2395, OMCS 2000, VNĐ 95-20, OM6161, MTL480, OM6600, OM4488, ST5, OM5472, MTL648, VND95-20, OM3536, nếp OM 85.

+Các giống lúa chịu phèn mặn trung bình- khá: OM 2395, OM 5981, OM 6529, OM 6904, ST5, OM 6976, OM 576, OM 7347, MTL480.

Về cơ cấu giống lúa cho từng tiểu vùng sinh thái vùng ĐBSCL cho vụ HT 2012: Vùng bán đảo Cà Mau ưu tiên sử dụng các giống lúa ngắn ngày, chịu phèn mặn và điều kiện khó khăn: OM 4900, OM 6162, OM 576, OM 2717; vùng Tây sông Hậu và Tứ giác Long xuyên ưu tiên sử dụng các giống lúa thâm canh cao: OM 4900, OM 2517, OM 4498, OM 6162, OM 4218, OM 5472, OM 5451; vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu dùng giống lúa cao sản chất lượng cao: OM 4900, OM 6162, OM 4218, OM 5472, VNĐ 95-20, Jasmine 85, OM 2517, OM 2514; vùng Đồng Tháp Mười dùng giống lúa cực ngắn này để né lũ, chịu phèn mặn: OM 2517, OM 4218, OMCS 2000, OM 3536, OM 4900, OM 6162, VNĐ 95-20; vùng ven biển dùng giống ngắn ngày, thâm canh trung bình, chịu điều kiện khó khăn dùng giống ngắn ngày, thâm canh trung bình- khá, chịu điều kiện khó khăn: OM 2517, AS 996, OM 6162, OM 6561, OM 5472, OMCS 2000.

Các giống lúa trên được trồng tương đối phổ biến nên lượng giống không thiếu. Nông dân muốn sử dụng có thể liên lạc với Trung tâm giống, TT Khuyến nông các tỉnh hoặc liên hệ với Viện lúa ĐBSCL.

Ông có đề xuất giải pháp nào cho thị trường lúa gạo hiện nay?

Tuy nước ta đã gia nhập thị trường thế giới, hơn 20 năm XK gạo nhưng việc tổ chức SX và tiêu thụ lúa gạo còn nhiều lúng túng. Để có một giải pháp SX lúa hàng hóa lâu bền, trong mỗi thành phần chuỗi SX lúa, gạo có hiệu quả nhất thiết phải tổ chức lại SX có liên kết theo chuỗi ngành hàng, liên kết 4 nhà, phân phối hài hòa lợi ích của các bên tham gia.

Đặc biệt là mối liên kết giữa DN và người SX: DN cần có vùng nguyên liệu có chất lượng cao, số lượng lớn, đồng đều... nhất thiết phải có hợp đồng đặt hàng, đầu tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm, chuẩn bị tốt cơ sở sấy khô, kho tàng bảo quản, tồn trữ, tạo nhãn mác, lập thương hiệu; nông dân cần SX theo hợp đồng, SX theo tiêu chuẩn (VietGAP). Có như vậy mới nâng cao được chuỗi giá trị của hạt gạo VN. Mô hình CĐML tạo nên mối liên kết tốt trong SX và tiêu thụ lúa gạo.

Xin cảm ơn ông!

Từ vụ HT 2012, Viện lúa ĐBSCL có những giống lúa ưu điểm vượt trội về năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh; đặc biệt phẩm chất gạo ngon để thay thế giống IR50404, OM576.

Để giảm rủi ro, trước tình hình dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá để đảm bảo duy trì năng suất, chất lượng đạt tiêu chuẩn XK, một số giống lúa chất lượng cao và có khả năng chống chịu với rầy nâu đang được khuyến cáo sử dụng, thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày; trong đó có 10 giống có thể thay thế IR50404 và OM 576 như: OM4088, OM4101, OM6561, OM5464, OM4218, OMCS10434, OM10424, OM6932, OM6904, OM11211.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm