| Hotline: 0983.970.780

VIÊN TRƯỞNG VIÊN KIỂM SÁT 1 THÁNG 2 LẦN HẦU TÒA

Thứ Tư 01/06/2011 , 14:15 (GMT+7)

Đó là ông Đào Công Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp).

Đó là ông Đào Công Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), trong 1 tháng đã 2 lần hầu tòa về việc ông không trả tiền lãi mua thức ăn trả chậm theo thỏa thuận trong hai hợp đồng với DNTN Cỏ May, tổng số tiền hơn 1,5 tỷ đồng tính theo lãi suất ngân hàng.

Ông Bình tại tòa  

Vợ ông Bình là bà Nguyễn Thị Thanh Tâm cũng bị DN này kiện vì không trả tiền lãi theo hợp đồng số 86/2009 với số tiền trên 460 triệu đồng. Sau hai buổi xét xử phúc thẩm, HĐXX vẫn chưa thể tuyên án với lý do “vụ án có tính chất phức tạp”.

Ông Văn Phước Ba, PGĐ Chi nhánh DNTN Cỏ May (KCN thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp) cho biết: Trong hai năm 2008 và 2009, ông Bình và bà Tâm (ấp 4 xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) đã ký 3 hợp đồng số 18/08/HĐMB, 08/09/HĐMB và 35/09/HĐMB với Chi nhánh DN Cỏ May.

Trong 3 hợp đồng có các điều khoản quy định cụ thể là: bên B (bên mua) có trách nhiệm thanh toán cho bên A (bên bán) chậm sau 3 - 7 ngày tiền thức ăn cá tra tùy theo từng hợp đồng. Nếu quá hạn sẽ chịu lãi suất ghi trong từng hợp đồng từ 0,04% - 0,06%/ngày. Theo đó, số lượng thức ăn ông Bình và bà Tâm mua có tổng số tiền gần 41,5 tỷ đồng thế nhưng khi thanh toán thì chỉ trả tiền gốc, không đồng ý trả lãi. Sở dĩ vợ chồng ông Bình không trả lãi vì cho rằng có lần ông Phạm Văn Bên, chủ DNTN Cỏ May, đã hứa miệng sẽ không tính lãi.

Tại phiên tòa sơ thẩm do TAND thị xã Hồng Ngự xét xử ngày 21/2/2011, ông Bình đã mời hai người tên Y và Nghĩa làm nhân chứng. Hai nhân chứng này khai trùng khớp với ông Bình là “có nghe ông Bên hứa tại nhà ông Sáu Lâm”. Qua lời khai của của ông Bình cùng hai nhân chứng, tòa TXHN phán: “…lời hứa của ông Phạm Văn Bên, chủ DNTN Cỏ May là có thật” và cho rằng “tất cả những người nuôi cá có mặt tại nhà Sáu Lâm đều xác nhận ông Bên, chủ doanh nghiệp, đồng ý cho lãi không hai năm”. Từ đó tòa tuyên “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của DN”.

Không chấp nhận phán quyết, phía DN tiếp tục kháng án. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 27/5/2010, ông Bình vẫn lấy cớ là “chủ DN hứa không lấy lãi”. HĐXX hỏi ông Bình có giấy tờ gì chứng minh phía DN hứa không lấy lãi thì ông Bình không chứng minh được. Mặt khác, trong số 11 người có mặt tại nhà ông Sáu Lâm (tức ông Nguyễn Hồng Lâm, Bí thư Huyện ủy Hồng Ngự), đều xác định “không có chuyện ông Bên hứa không lấy lãi” và hầu hết đều bảo rằng “không có mặt người nào tên Nghĩa và Y”.

Trong biên bản lấy lời khai của ông Sáu Lâm do ông Lê Hồng Nước (thẩm phán) và bà Nguyễn Thị Cẩm Trinh (thư ký tòa phúc thẩm) lập ngày 10/5/2011, có nêu: “Ông Lâm khai vào dịp Tết Nguyên đán năm 2008, tôi phát hiện thức ăn viên bị chìm nên tôi điện thoại đề nghị DNTN Cỏ May đến giải quyết. Sau Tết Nguyên đán vài ngày anh Bên và cô Lan đại diện DN đến gặp gỡ khách hàng tại nhà tôi. Buổi gặp gỡ đó có các khách hàng sau: Tôi, chú Trạng Sư, cô Thao, chú Phục, anh Bé, anh Bình, anh An, ông Thịnh, ông Tám Liêm, anh Tường. Ông Bên, chủ DN ghi nhận do lỗi kỹ thuật của công nhân khâu lò hơi, và hứa khắc phục, không để tình trạng đó xảy ra nữa. Nếu không khắc phục được sẽ đóng cửa nhà máy. Từ nay về sau nếu có sự cố gì báo ngay cho nhà máy để xử lý kịp thời. Trong biên bản, ông Lâm khẳng định chủ DN không hứa giảm lãi suất và không có ai tên Y và Nghĩa”.

Tiếp xúc với PV, ông Sáu Lâm lần nữa khẳng định: “DNTN Cỏ May không có hứa cho lãi và cũng không hứa giảm. Nếu DN hứa giảm lãi thì hà cớ gì tôi phải nộp mấy trăm triệu đồng tiền lãi”. Ông Bên nói: Tất cả những người mua thức ăn cùng thời điểm với ông Bình đều đã nộp xong tiền gốc cộng lãi cho nhà máy. Chỉ còn lại vợ chồng ông Bình nên mới kéo nhau ra hầu tòa!

Ông Bên chia sẻ: Năm 2008, giá cá bắt đầu sụt giảm dần, gây khó khăn cho người nuôi. Thấy giá cá sụt giảm nên nhà máy đã chia sẻ khó khăn với khách hàng bằng cách tự thông báo giảm 30% lãi suất cho khách hàng. Nhiều người nuôi trong cuộc họp hôm đó được giảm từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng như: ông Sáu Lâm giảm 30% còn phải nộp hơn 981 triệu đồng, ông Nguyễn Văn Thành giảm còn 386 triệu đồng. Nếu vợ chồng ông Bình trả lãi cùng một lượt với tất cả khách hàng thì chúng tôi cũng sẽ giảm. Đằng này ông vợ chồng ông Bình không trả lãi mà còn lấy lý do là DN hứa cho lãi!

Sự việc rõ như ban ngày vậy mà sau 2 lần nghị án, ngày 20/5 và ngày 27/5/2011, thẩm phán Lê Hồng Nước vẫn tuyên bố: “Vụ án có tính chất phức tạp” tòa đã dời ngày tuyên đến 7 giờ sáng 2/6/20011”.

Diễn biến phiên tòa: 

- Ngày 21/2/2011, Tòa án TX Hồng Ngự đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Hợp đồng mua bán thức ăn thủy sản”, giữa vợ chồng ông Bình và DN Cỏ May. Tòa tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Cỏ May đòi vợ chồng ông Bình phải trả trên 2 tỷ đồng tiền lãi theo 3 hợp đồng đã ký.

- Ngày 20/5 và 27/5/2011, sau hai lần đưa ra xét xử phúc thẩm tại tòa án tỉnh Đồng Tháp, cả hai lần sau khi nghị án, tòa đều tạm hoãn không tuyên án với lý do “vụ án có tính chất phức tạp”.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm