| Hotline: 0983.970.780

Việt kiều lãnh án “siêu” lừa thuê ô tô

Thứ Sáu 30/07/2010 , 19:56 (GMT+7)

Trùm sò là một Việt kiều Hà Lan.

Các bị cáo tại tòa.

Sáng 28/7 TAND TP Cần Thơ đã đưa ra xét xử và tuyên phạt Trần Đức Hữu (SN 1960, quốc tịch Hà Lan) 15 năm tù, Nguyễn Thị Thuỳ Trang (SN 1964, thường trú chung cư 319 Lý Thường Kiệt, phường 15, quận 11, TPHCM) 14 năm tù, Nguyễn Trung Bình ( SN 1981), ngụ phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 10 năm tù, Nguyễn Nhật Phi (SN 1981) ngụ thị Trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, Hậu Giang 3 năm tù (cho hưởng án treo), Nguyễn Trung Vinh (SN 1950) ngụ xã Tân Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, 2 năm tù (cho hưởng án treo). Các bị cáo cùng bị kết án về tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Nguyễn Đức Hữu là Việt kiều Hà Lan. Năm 2005 Hữu nhập cảnh vào Việt Nam và chung sống như vợ chồng với Nguyễn Thị Thuỳ Trang. Năm 2007 Hữu và Trang đăng ký thành lập Công ty TNHH Thiện Phúc có trụ sở đặt tại số 643, QL 1A, phường Tân Khánh, TX Tân An, tỉnh Long An, kinh doanh nhiều ngành nghề như : Nuôi trồng và phát triển các ngành lâm ngư nghiệp, chế biến sản phẩm về gỗ, đại lý mua bán, ký gởi hàng hoá.

Đến năm 2009, do việc kinh doanh không hiệu quả và cần tiền để tiêu xài nên Hữu và Trang bắt đầu lừa đảo bằng cách tìm thuê xe ô tô, sau đó thuê người làm giả giấy tờ xe, chứng minh nhân dân của người cho thuê xe để đem cầm cố lấy tiền cho cá nhân.

Để thực hiện hành vi trên Hữu đến gặp Nguyễn Trung Bình (cháu của Hữu) để nhờ tìm người làm các loại giấy tờ giả trên. Hữu, Trang và đồng bọn đã thông qua các thông tin rao vặt trên báo chí để liên lạc với 8 doanh nghiệp, cá nhân tại TP HCM để hợp đồng thuê 8 xe ô tô với giá từ 15-18 triệu đồng/tháng (hầu hết là loại ô tô 7 chỗ ngồi, hiệu Inova).

Sau khi thuê xe xong, Hữu, Trang cùng đồng bọn thuê làm giấy đăng ký xe, chứng minh nhân dân giả, sau đó đem đi cầm cố, thế chấp tại các tiệm cầm đồ tại tỉnh An Giang, TP Cần Thơ để lấy tổng cộng gần 2,4 tỷ đồng.

Ngoài ra TAND TP Cần Thơ còn tuyên buộc các bị cáo phải bồi hoàn toàn bộ số tiền gần 2,4 tỉ đồng cho các nạn nhân từng cho thuê xe du lịch.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm