| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam bị bỏ qua những nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã

Thứ Hai 06/08/2012 , 10:33 (GMT+7)

Việt Nam đã bị tổ chức này liệt vào danh sách là một trong các quốc gia có việc thực thi bảo vệ ĐVHD kém nhất thế giới và phải nhận “thẻ phạt” màu đỏ đối với 2 loài tê giác và hổ.

Xung quanh việc Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) thế giới (WWF) xếp Việt Nam đứng đầu danh sách tội phạm đối với ĐVHD, Cơ quan quản lí CITES Việt Nam (thuộc Bộ NN-PTNT) khẳng định: “Kiên quyết phản đối” việc xếp hạng này và cho đây là việc làm thiếu toàn diện và khách quan.

Mới đây, WWF đã thông qua một bản báo cáo về tình trạng bảo vệ ĐVHD trên thế giới. Theo đó, Việt Nam đã bị tổ chức này liệt vào danh sách là một trong các quốc gia có việc thực thi bảo vệ ĐVHD kém nhất thế giới và phải nhận “thẻ phạt” màu đỏ đối với 2 loài tê giác và hổ.

Tổ chức này cũng đánh giá hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật của Việt Nam là “không đáng tin cậy” và xếp Việt Nam là quốc gia cuối cùng (yếu kém nhất) trong bảng đánh giá năng lực kiểm soát hoạt động buôn bán ĐVHD. WWF cảnh báo, Việt Nam “nên xem xét lại khung hình phạt đối với loại tội phạm giết hại ĐVHD…”.

Sau khi thông qua báo cáo này, đại diện tổ chức WWF tại Việt Nam cũng đã có thông cáo báo chí gửi tới nhiều cơ quan thông tấn báo chí tại Việt Nam.

Trước những thông tin mà WWF công bố, Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam (CITES Việt Nam) – cơ quan Đại diện cho Chính phủ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của nước thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) đã có văn bản gửi Bộ Ngoại giao, Cục Báo chí (Bộ Thông tin – Truyền thông)… khẳng định, “kiên quyết bác bỏ và phản đối những thông tin đánh giá thiếu khách quan và toàn diện mà WWF đưa ra”.

Thông tin trên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín và nỗ lực thực thi luật pháp của Việt Nam trong cuộc chiến chống buôn bán bất hợp pháp các loài ĐVHD theo công ước quốc tế, trong đó Việt Nam là thành viên.

Theo CITES Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với việc thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về thực thi pháp luật loài hoang dã của Việt Nam (Việt Nam – WEN) và sự hợp tác với các nước Asean (ASEAN – WEN), Việt Nam đã hết sức nỗ lực trong việc bắt giữ một số lượng lớn các vụ vận chuyển trái phép mẫu vật loài ĐVHD có nguồn gốc từ nước ngoài, với hơn 18 tấn ngà voi, trên 50 tấn tê tê…

Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã bắt giữ trên 50 vụ buôn bán trái phép mẫu vật hổ có nguồn gốc từ nước ngoài đưa vào Việt Nam cùng hàng trăm kg sừng tê giác. Riêng từ đầu năm 2012 đến nay, cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt giữ 3 vụ vận chuyển, buôn bán trái phép mẫu vật hổ cùng 2 vụ vận chuyển buôn bán sừng tê giác (có trọng lượng gần 30kg)… Đây là những bằng chứng chứng minh cho những nỗ lực góp phần không nhỏ của Chính phủ Việt Nam trong việc ngăn chặn buôn bán quốc tế trái phép ĐVHD.

Về quản lí bảo tồn ĐVHD nói chung và đối với hổ và tê giác nói riêng, Việt Nam chỉ cho phép nuôi hổ với mục đích bảo tồn, nghiêm cấm mọi hành vi nuôi vì mục đích thương mại, điều này là không trái với những quy định của CITES cũng như pháp luật quốc gia.

 Các cơ sở được phép nuôi hổ thí điểm từ năm 2007 đến nay, đều tuân thủ đúng những quy định của CITES. Các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng liên tục kiểm tra, giám sát việc nuôi hổ của các cơ sở này, không những không phát hiện ra sai phạm nào trong việc buôn bán, tiêu thụ hổ, mà gần đây còn ghi nhận những thông tin rất tích cực, đơn cử như hổ nuôi tại Khu du lịch sinh thái Trại Bò (Diễn Lâm, Diễn Châu, Nghệ An) vừa qua đã sinh nở 2 hổ con rất khỏe mạnh…

Đối với tê giác, CITES Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lí CITES Nam Phi trong việc kiểm soát NK bất hợp pháp mẫu vật tê giác, hai nước cũng đang xây dựng Biên bản hợp tác về bảo tồn và đa dạng sinh học và dự định sẽ trình Chính phủ hai nước ký vào cuối năm 2012…

Tại Việt Nam, công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ các loài động vật đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm luôn được Nhà nước quan tâm. Việc đấu tranh với các hoạt động buôn bán trái phép các loài ĐVHD được coi là nhiệm vụ trọng tâm của nhiều cơ quan thực thi pháp luật như Kiểm lâm, Hải quan, Công an, Biên phòng, Quản lí thị trường…

Về hệ thống luật pháp nhằm quản lí và kiểm soát buôn bán ĐVHD, Việt Nam hiện đã có hệ thống quy phạm pháp luật hoàn thiện và hài hòa với các quy định quốc tế. Mọi hành vi buôn bán, vận chuyển, sử dụng trái phép mẫu vật ĐVHD thuộc Phụ lục I của CITES (bao gồm cả voi, hổ và tê giác) đều bị luật pháp nghiêm cấm.

Tại Thông báo 2012/036 ngày 18/4/2012 của Ban thư ký CITES quốc tế về Luật pháp quốc gia để thực thi công ước, Việt Nam được xếp trong nhóm 1 (gồm những quốc gia có hệ thống pháp luật đảm bảo nhất cho việc thực thi CITES). Đây là bằng chứng về sự chặt chẽ và hoàn thiện của luật pháp Việt Nam, trái ngược với những nhận xét của cái gọi là “không đáng tin cậy” mà tổ chức WWF khẳng định.

Ông Đỗ Quang Tùng – Phó GĐ cơ quan quản lí CITES Việt Nam: 

“Bản báo cáo đánh giá xếp hạng của WWF chỉ căn cứ vào 3 loài là hổ, voi và tê giác. Không những thế, báo cáo này thực chất chỉ là sự tổng hợp, phân tích và đánh giá dựa trên thông tin không chính thống từ các tổ chức phi chính phủ, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng và một số cá nhân…, hoàn toàn không có sự tham vấn với các cơ quan thực thi pháp luật ở các nước. Vì thế, nó thiếu tính toàn diện và khách quan.

Về cách tính điểm về tội phạm để xếp hạng, WWF chỉ căn cứ dựa trên việc, cứ nước nào bắt giữ nhiều vụ vi phạm về buôn bán ĐVHD thì được xếp vào nước có mức độ về phạm tội loài hoang dã cao. Với cách tính như vậy, WWF đã loại trừ những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi pháp luật và ngăn chặn nạn buôn bán, sử dụng trái phép sản phẩm ĐVHD. Đồng thời, cách tính đó không phản ánh được điều gì về nỗ lực quản lí và bảo tồn ĐVHD của Việt Nam.

Xin khẳng định lại, đây không phải là lần đầu tiên WWF đưa ra những công bố hết sức mơ hồ, gây tổn hại đến cả uy tín và kinh tế của Việt Nam, mà gần đây nhất là việc tổ chức này từng đưa cá tra, cá rô phi vào “sách đỏ”, rồi tới tôm thẻ chân trắng, hàu Thái Bình Dương vào loài xâm hại nguy hiểm… ”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hà Nội hỗ trợ học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT

Từ 19/4, học sinh Hà Nội có thể ôn thi tốt nghiệp THPT 2024 trên kênh H2 của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ứng dụng HANOI ON trên thiết bị thông minh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm