| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam đưa vấn đề Biển Đông ra các Hội nghị khu vực

Thứ Hai 09/06/2014 , 09:03 (GMT+7)

Các Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN, SOM ASEAN + 3 và SOM Cấp cao Đông Á (EAS) diễn ra trong hai ngày 7-8/6, tại Yangon, Myanmar.

Đây là các Hội nghị trong loạt Hội nghị cấp SOM (từ 7-10/6) để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các Hội nghị Bộ trưởng liên quan sẽ diễn ra vào đầu tháng Tám tại Nay Pyi Taw, Myanmar.

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị do Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam làm Trưởng đoàn.

Qua hai ngày làm việc đầu tiên, đại diện các nước ASEAN và các đối tác đã tập trung kiểm điểm và định hướng hợp tác trong ASEAN, ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á, cấu trúc hợp tác ở khu vực Đông Á, cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Trong các vấn đề khu vực và quốc tế, vấn đề Biển Đông được các nước đặc biệt quan tâm. Các nước bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những diễn biến phức tạp và tình hình gia tăng căng thẳng hiện nay ở Biển Đông; nhấn mạnh yêu cầu phải tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Phát biểu tại các Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đã nêu rõ những hành động xâm phạm của Trung Quốc hiện nay ở Biển Đông và nhấn mạnh việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) và đưa nhiều tàu hộ tống bảo vệ vào sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông; kiên quyết phản đối các hành động gây hấn, đâm húc và dùng vòi rồng phun nước làm hư hại các tàu kiểm ngư, cảnh sát biển và nhiều tàu cá của Việt Nam; yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Thứ trưởng khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng và các vùng biển của mình bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Thứ trưởng kêu gọi các nước trong khu vực và Cộng đồng quốc tế tiếp tục phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc, yêu cầu phải triệt để tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thực hiện nghiêm túc DOC và sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử COC.

Về hợp tác ASEAN, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nhấn mạnh trọng tâm xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, tăng cường đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN đối với các vấn đề liên quan đến hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực.

Thứ trưởng đánh giá cao vai trò của ASEAN là hạt nhân trong việc thúc đẩy liên kết và kết nối ở khu vực, cũng như vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung là hòa bình và thịnh vượng ở khu vực.

Về ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh chia sẻ đánh giá chung về các kết quả hợp tác đã đạt được giữa ASEAN và các đối tác, nhất là trong việc thúc đẩy liên kết khu vực, ứng phó với các thách thức như thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng, an ninh, an toàn hàng hải.

Nhân dịp này, Thứ trưởng cũng thông báo Việt Nam sẽ đăng cai và chủ trì Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng với các đối tác (EAMF) vào cuối tháng Tám, nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác khu vực về đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, cũng như các lĩnh vực hợp tác biển khác.

Về Cấp cao Đông Á (EAS), Thứ trưởng nhấn mạnh việc duy trì là diễn đàn của các nhà lãnh đạo để bàn về các vấn đề chiến lược quan trọng liên quan đến chính trị, an ninh và kinh tế ở khu vực; khẳng định cần tăng cường hơn nữa vai trò của EAS với tư cách là một bộ phận quan trọng của cấu trúc khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm, tiếp tục đóng góp tích cực vào hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Chiều tối ngày 8/6 sẽ diễn ra Hội nghị SOM Hợp tác Hạ nguồn Mekong (LMI) và ngày mai sẽ có Hội nghị SOM Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và một số cuộc họp khác.

Vietnam+

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm