| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam đứng số 1 về nhiễm các mã độc hại an ninh mạng

Thứ Tư 19/04/2017 , 07:51 (GMT+7)

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho hay, kết quả khảo sát 2016, có 41% cơ qua tổ chức không thực hiện kiểm tra an ninh nên không phát hiện những nguy cơ; 51% cơ quan...

Cả nước vẫn còn 210.000 liệt sỹ chưa được quy tập; 300.000 ngôi mộ chưa xác định được danh tính; 28.000 hồ sơ kê khai chưa giám định xong để phân loại đối tượng được hưởng chính sách người có công. Xuất hiện ngày càng nhiều học viên cai nghiện phá trại bỏ trốn. Vấn đề an toàn an ninh mạng, thông tin độc hại, xuyên tạc sai sự thật trên mạng xã hội ngày càng phức tạp.

18-33-41_pho-thu-tuong-vu-duc-dm-2
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Việt Nam đứng số 1 về nhiễm các mã độc hại an ninh mạng

Đó là những vấn đề nóng được ĐBQH đặt ra trong ngày chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra hôm 18/4. Phiên chất vấn được trực tuyến với 63 đoàn ĐBQH trong cả nước.
 

Bộ trưởng đã hứa gì?

ĐB Đoàn Thị Thu Trang (Quảng Ngãi) nêu trường hợp người con được nhận trợ cấp xã hội về nhiễm chất độc da cam nhưng người cha lại không được. Vì sao?

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay, đối tượng này cách đây 1 tháng, Bộ đã làm việc với Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Vấn đề là địa phương triển khai Thông tư 94 một cách cứng nhắc, yêu cầu người bố đi giám định. Biết rõ sự việc tôi chỉ đạo không phải đi giám định nữa. Trong tháng 4 này đối tượng này sẽ được giải quyết hưởng chế độ.

Tương tự, ĐB Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) dẫn chứng đối tượng thanh niên xung phong bị thương là có thật. Song khi Tỉnh đoàn thanh niên xác nhận việc bị thương lại không được Bộ chấp thuận nên đã cắt chế độ?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định ông nhớ rất rõ trường hợp này. Đi TNXP lẽ ra được hưởng chính sách của TNXP nhưng đối tượng này đề nghị công nhận thương binh nên thẩm quyền xác nhận bị thương thuộc Bộ GTVT. Do đó, Tỉnh đoàn cấp giấy chứng nhận thương binh là không đúng. Hiện Bộ mới tạm dừng cấp chế độ và đang phối hợp với Bộ GTVT để sớm hoàn thiện thủ tục cho đối tượng.

Muốn biết giải pháp đẩy nhanh việc tìm kiếm, quy tập hài cốt, xác minh thông tin liệt sỹ, xử lý với những trường hợp các nhà ngoại cảm tham gia tìm hài cốt liệt sỹ như thế nào, ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai) nêu vấn đề?

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ: “Nỗi day dứt, đau lòng nhất của chúng ta hiện nay chính là việc cả nước hiện vẫn còn 210.000 liệt sỹ hiện nằm rải rác trên khắp lãnh thổ và ở nước bạn. Phải cố gắng phấn đấu càng nhanh càng tốt, càng sớm càng tốt hoàn thành việc này vì chiến tranh đã qua lâu, càng để lâu càng khó có khả năng tìm thấy các liệt sỹ”.

Bên cạnh công tác quy tập, việc xác định danh tính các hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin mà lâu nay gia đình, thân nhân các liệt sỹ thường “trông mong” vào các nhà ngoại cảm, Bộ trưởng cho rằng, giải pháp hiệu quả chỉ có thể nằm ở việc thiết lập ngân hàng gen.

Cụ thể cả nước còn khoảng 300.000 hài cốt liệt sỹ chưa xác định được danh tính. Trong 2 năm qua, bằng giải pháp xét nghiệm gen, các cơ quan có trách nhiệm đã “trả lại tên” được cho 3.260 liệt sỹ để đưa các anh/chị về với gia đình.

Để có được kết quả này, các cơ quan đã tiến hành lấy trên 12.000 mẫu sinh phẩm của các liệt sỹ và tương đương số đó các mẫu gen của thân nhân, nghĩa là rất kỳ công. Tới đây, ngoài 3 trung tâm giám định gen đang được sử dụng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất đưa thêm 3 cơ sở thuộc Bộ Y tế quản lý vào hệ thống này để tăng năng lực giám định nhằm xây dựng một ngân hàng gen song song với ngân hàng số liệu mộ liệt sỹ tương ứng, công bố để gia đình các liệt sỹ có thể tự tìm kiếm thân nhân của mình.
 

Nhiều cơ quan mất an ninh mạng nhưng không hay biết

Vấn đề được nhiều ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn là vấn đề an toàn an ninh mạng hiện nay.

18-33-41_bo-truong-truong-minh-tun-2
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết đã phối hợp với các đơn vị như Google, Youtobe gỡ bỏ hàng ngàn Clip thông tin sai sự thật. Tới đây sẽ làm việc với facebook để gỡ bỏ các tài khoản mang danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho hay, kết quả khảo sát 2016, có 41% cơ qua tổ chức không thực hiện kiểm tra an ninh nên không phát hiện những nguy cơ; 51% cơ quan chưa có phần mềm phát hiện, báo cáo để xử lý; 73% cơ quan chưa triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh mạng theo quy định. Nguyên nhân là do nhận thức của lãnh đạo cơ quan, cá nhân; nguồn nhân lực còn rất mỏng; hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn còn thiếu, nguồn lực đầu tư yếu; một số chuyên gia giỏi thì lần lượt xin chuyển để ra ngoài làm doanh nghiệp.

ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) muốn biết giải pháp chấn chỉnh hiện tượng lập các facebook giả danh lãnh đạo để lôi kéo người dân vào xem? Còn ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) cho rằng, việc phát tán thông tin kích động bạo lực, thù hằn, bôi nhọ, xúc phạm danh dự đến mức người sử dụng mạng rơi vào thế mê hồn trận, thiếu thông tin định hướng. Vì thế ĐB muốn biết kết quả xử lý của Bộ và hành lang pháp lý quản lý sắp tới?

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định đây là những việc nóng bỏng hiện nay và không riêng gì Việt Nam. Thế giới đang phát triển. Mạng xã hội giúp người dùng giao lưu, chia sẻ. Những đặc tính siêu việt, mạng xã hội đóng vai trò lớn, có quốc gia nói mạng xã hội đóng vai trò quyền lực.

Theo ông Tuấn, số lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam có khoảng 45 triệu người. Đối với Youtobe thì Việt Nam có số người dùng nhiều nhất thế giới.

Chúng ta đang hội nhập nên không hạn chế mà còn phải cởi mở để phát triển. Vấn đề là, xem mạng xã hội như đi trên một con đường có người tốt kẻ xấu. Cái này thế giới cũng rất đau đầu. Nhận thức của một bộ phận mạng xã hội rất xấu. Phần lớn những hành vi tung tin giả chủ yếu từ các tổ chức cá nhân sử dụng mạng nước ngoài.

Giải pháp mà Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đưa ra là phải cung cấp kịp thời thông tin cho báo chí chính thống đầy đủ, kịp thời. Quy hoạch báo chí, làm trong sạch đội ngũ làm báo.

Mục tiêu tới đây, theo Bộ trưởng là thúc đẩy mạng xã hội phát triển trong nước do chính doanh nghiệp Việt Nam thực hiện. Về dài hạn chúng ta cần có những mạng xã hội tương đương như facebook, Youtobe để cạnh tranh hoặc thay thế mà nhu cầu sử dụng của người dân vẫn được đáp ứng.

Việt Nam đứng số 1 về nhiễm các mã độc hại an ninh mạng

Đăng đàn tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, phát triển công nghệ thông tin là điều tất yếu. Đây là vấn đề lớn của cả thế giới. Năm 2015 thiệt hại về an ninh mạng trên thế giới khoảng 500 tỷ đô la; dự báo trong những năm tới sẽ là 2 ngàn tỷ đô la. Một ngày có 5 tỷ thư rác. Nghiên cứu cho thấy năm 2015 thế giới có 18,9 tỷ lần bị tấn công vào các phần mềm máy tính và Việt Nam đứng số 1 về tỷ lệ nhiễm các mã độc hại này.

Tỷ lệ thư rác của Việt Nam đứng thứ 3 sau Nga và Mỹ nhưng nếu chia theo đầu người thì Việt Nam lại đứng số 1. Để giải quyết việc này cần nhiều giải pháp.

“Ý thức của người sử dụng thì đúng là chúng ta kém nhất”, Phó Thủ tướng nói. Ông cho rằng, chúng ta nghĩ ra nhiều cơ quan, lực lượng để bảo vệ nhưng rồi bị nhiễm nặng mà không biết. Có người ví von rằng, chúng ta xây kín cổng cao tường nhưng cửa sổ thì mở toang hoặc cổng chính khép kín cửa nhưng lại treo chìa khóa bên ngoài.

“Mất an toàn an ninh mạng là vô cùng nguy hiểm. Khi xảy ra không chỉ mất quyền điều hành, thiệt hại kinh tế mà còn bị kiểm soát…”, Phó Thủ tướng khẳng định và yêu cầu các bộ ngành, các địa phương, cơ quan đơn vị hết sức chú ý vấn đề này.

 

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm