| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam giúp Giải phóng quân Trung Quốc trên đất Trung Hoa: Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn

Thứ Ba 24/09/2019 , 09:17 (GMT+7)

“Hoa Nam ơi! Ta có người đồng chí/ Máu chảy tràn nền móng đời tự do”. Lời bài ca “Ngày về chiến thắng” của nhạc sĩ Trọng Loan đã ngợi ca tinh thần quốc tế của bộ đội Việt Nam tham gia chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn, giải phóng Trung Quốc năm 1949.

Đài tưởng niệm liệt sĩ Trung - Việt tại Đông Hưng (Trung Quốc). Ảnh: Văn Việt.

Có dịp sang Quảng Tây (Trung Quốc), trên đường du lịch, chúng tôi bất ngờ thấy Đài ghi công liệt sĩ Việt Nam hy sinh vì sự nghiệp giải phóng Trung Quốc ở ngay giữa thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, đây là địa điểm nhân dân và chính quyền thị trấn Đông Hưng đã thu thập hài cốt chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh khi làm nhiệm vụ quốc tế về mai táng. Đài ghi công liệt sĩ Việt Nam được xây dựng từ năm 1958.
 

Đài ghi công liệt sĩ Việt Nam

Nhân dân và chính quyền cách mạng thị trấn Đông Hưng đã xây dựng Đài ghi công liệt sĩ Việt Nam hy sinh vì sự nghiệp giải phóng Trung Quốc ở ngay giữa thị trấn và thu thập hài cốt anh em ta ở các nơi về mai táng tại đây. Một mặt đề “Đài tưởng niệm liệt sĩ cách mạng nhân dân Trung - Việt”, một mặt đề “Anh hùng nhân dân vinh quang mãi mãi trong tim chúng ta”.

Chiến dịch quốc tế này đã diễn ra khi quân đội ta mới lên 5 tuổi. Khi đó, chúng ta không tuyên truyền những hoạt động của quân đội ta sang phối hợp với quân du kích đánh quân Quốc dân đảng ở Trung Quốc. Tròn 70 năm trôi qua, rất ít người Việt Nam biết đến hoạt động tình quốc tế cao thượng này. Những nhân chứng tham gia Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn cũng rất hiếm hoi.

Theo tư liệu lưu trữ, ông Bế Thủy - Chính trị viên Tỉnh đội Hải Ninh (nay là tỉnh Quảng Ninh) cho biết, trong các năm 1959, 1960 và 1961, vào dịp lễ Quốc khánh hàng năm của hai nước và ngày Tết âm lịch, hai bên đều có mời nhau sang thăm. Tỉnh Hải Ninh đã cử một phái đoàn Quân - Dân - Chính - Đảng gồm các đồng chí Hoàng Chính - Bí thư Tỉnh ủy, Lý Bạch Luân - Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và đại diện Tỉnh đội sang thăm các thị trấn Đông Hưng và Trúc Sơn.

Lãnh đạo chính quyền tỉnh Quảng Tây tổ chức để Đoàn đi viếng mộ các đồng chí ta đã hy sinh ở Trung Quốc ở những “Nghĩa trang liệt sĩ cách mạng Việt Nam”.
 

Giúp Giải phóng quân Trung Quốc trên đất Trung Hoa

Tháng 4/1949, lãnh đạo phong trào du kích ở Quảng Tây giáp biên giới Đông Bắc nước ta đề nghị quân đội Việt Nam phối hợp chiến đấu, giúp đỡ đánh quân Tưởng, để giải phóng khu Ung Châu - Long Châu - Khâm Châu.

46648910-2269681569716857-8851668756556939264-n163635971
Tác giả Kiều Mai Sơn tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Trung - Việt tại Đông Hưng (Trung Quốc).

Được sự đồng ý của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 23/4/1949, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh cho Bộ Tư lệnh Liên khu I: “giúp quân giải phóng Trung Quốc xây dựng một Khu giải phóng ở vùng Ung - Long - Khâm liền với biên giới Đông Bắc nước ta, chặn quét quân Tưởng không cho chúng chạy nhập vào các đồng bốt của Pháp ở dọc biên giới…”.

Về phương châm hoạt động, mệnh lệnh của Tổng Tư lệnh còn chỉ rõ: “Phải giáo dục chính trị cho bộ đội trước khi lên đường, phải xây dựng tình đoàn kết giữa hai nước Việt Nam và Trung Hoa mới, giữa bộ đội ta và quân giải phóng Trung Quốc. Cần đứng trên lập trường đoàn kết giữa hai dân tộc, căn cứ vào lợi ích cách mạng của hai nước mà giải quyết các vấn đề, tuyệt đối tránh bản vị chủ nghĩa”.

Bộ Chỉ huy chiến dịch chung được chỉ định gồm: Phó Tư lệnh Liên khu 1, ông Lê Quảng Ba, làm Tư lệnh chiến dịch; ông Trần Minh Giang, cán bộ của bạn làm Chính trị ủy viên. Bộ Chỉ huy lấy danh hiệu là Bộ Tư lệnh Khu Thập vạn đại sơn.

Chiến dịch chia làm hai mặt trận: Mặt trận Điền Quế (Long Châu) do ông Nam Long (sau là Trung tướng) làm Chỉ huy trưởng; ông Hoàng Bình, cán bộ Trung Quốc làm Chỉ huy phó, ông Đỗ Trình (sau là Trung tướng) làm Chính trị viên (giữa chiến dịch, ông Hoàng Thế Dũng được cử sang thay ông Đỗ Trình). Mặt trận Việt Quế (Phòng Thành – Khâm Châu) do ông Thanh Phong (sau là Đại tá)  làm Chỉ huy trưởng, ông Chu Huy Mân (sau là Đại tướng) làm Chính ủy và ông Long Xuyên (sau là Đại tá) làm Chỉ huy phó.

Sự ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau giữa cách mạng hai nước Trung Quốc và Việt Nam là một sự kiện lịch sử. Những “Nghĩa trang liệt sĩ cách mạng Việt Nam giải phóng Trung Quốc” mà nhân dân và chính quyền cách mạng ở các thị trấn Trúc Sơn, Đông Hưng và Giang Bình xây dựng trong thời kỳ lịch sử ấy mãi mãi là dấu tích của tình đoàn kết chiến đấu vĩ đại giữa nhân dân hai nước. Còn ở thị trấn Giang Bình, nhân dân Trung Quốc đã xây dựng “Giang Bình liệt sĩ nghĩa trang” và mai táng 7 liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại đây.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất