| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam hết mình cho nông nghiệp

Thứ Sáu 16/03/2012 , 09:44 (GMT+7)

Ngày 15/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự Hội nghị lần thứ 31 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) đang diễn ra tại Hà Nội.

Hôm qua 15/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự Hội nghị lần thứ 31 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) đang diễn ra tại Hà Nội. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Graziano Silva,Tổng giám đốc FAO

Nỗ lực hết mình

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện nay 70% dân số VN gắn liền với nông thôn và chiếm gần 50% lực lượng lao động cả nước nên nông nghiệp và nông thôn luôn được ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, dù VN là nước có diện tích đất nông nghiệp hạn chế, chỉ có 10 triệu ha trong khi dân số hơn 87 triệu người (đứng thứ 13 trên thế giới), từ một nước thiếu lương thực nhưng VN đã vươn lên thành một nước không những đủ lương thực cho người tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới.

Trong 23 năm qua, VN đã đóng góp vào thị trường gạo thế giới trên 80 triệu tấn và hiện nay còn xuất khẩu nhiều nông, lâm, thủy sản với khối lượng lớn. Tổng kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực nông nghiệp năm 2011 đạt 25 tỷ USD, đời sống nông dân tiếp tục được cải thiện, mỗi năm giảm từ 2-4% số hộ nghèo.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giai đoạn 2011-2020 VN sẽ tiếp tục đẩy mạnh CNH-HĐH và đưa VN cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó mục tiêu là xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng. Đặc biệt sản phẩm nông nghiệp xuất ra nước ngoài có thể cạnh tranh với nhiều nước trên thế giới và đời sống người dân nông thôn ngày càng được nâng cao. Vì vậy, VN sẽ cơ cấu lại nền nông nghiệp, tập trung khai thác các lĩnh vực có nhiều tiềm năng, đưa nhiều ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. VN sẽ tăng cường hơn nữa việc bảo vệ môi trường và đối phó với biến đổi khí hậu, sẽ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Qua đó cũng phát triển các mô hình nông nghiệp xanh, sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao thích ứng được những tác động ngày càng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Song, Thủ tướng cũng lo ngại mục tiêu phấn đấu giảm một nửa trong tổng số gần 1 tỷ người trên thế giới thiếu đói hiện nay vào năm 2015 - một trong 8 mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của LHQ sẽ khó khăn và cũng là một thách thức đối với VN bởi đất nông nghiệp ngày càng suy giảm cả về diện tích và độ phì nhiêu, nguồn nước ngày càng khan hiếm, những rào cản về thương mại nông sản hay việc sử dụng lương thực cho mục đích khác ngày càng gia tăng. Đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt như hiện nay.

Trước sự chứng kiến của quan chức cấp cao hơn 40 nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định dù được dự báo là một trong nhiều nước chịu ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu, dù nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo sẽ không dễ dàng nhưng VN sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước để góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới (hiện nay gạo VN chiến 1/5 lượng gạo xuất khẩu toàn cầu), đặc biệt là thông qua chương trình hợp tác Nam - Nam (hợp tác của các nước phương Nam) do FAO hỗ trợ và điều phối.

Nông nghiệp Việt Nam: Nhiều nước học tập

Như thông lệ, phần trả lời báo chí luôn được nhiều người quan tâm hơn cả. Với tư cách là đơn vị chủ trì Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát vào đề khi đưa ra thông tin: chủ đề trọng tâm của Hội nghị lần thứ 31 của FAO là an ninh lương thực và giảm đói nghèo ở nông thôn rất có ý nghĩa với VN, nhất là khi đói nghèo đang là gánh nặng của nhiều nước nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kết thúc Hội nghị này, FAO đã hứa sẽ hỗ trợ VN thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, thực hiện chương trình phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Cũng theo Bộ trưởng, VN đang áp dụng cơ chế thị trường, việc đưa ra các chỉ tiêu xuất khẩu hàng năm chỉ có tính chất định hướng nhưng không có nghĩa VN chỉ xuất khẩu ở mức đó. Người đứng đầu ngành nông nghiệp VN dẫn giải tiếp bằng những con số khiến cho ông Graziano da Silva - Tổng giám đốc FAO ngồi cạnh mỉm cười: năm 2011, sản lượng lúa VN đạt kỷ lục 42,3 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 7,2 triệu tấn. Năm nay, VN sẽ đạt ít nhất bằng năm ngoái, thậm chí ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ cao hơn vì vụ lúa đông xuân đã có kết quả rất tốt.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: Nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo đặt ra đối với VN trong thời gian tới rất nặng nề. Cùng với việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, VN chủ trương đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế để tạo môi trường thuận lợi và thu hút được nhiều nguồn lực từ bên ngoài.

Bổ sung thêm về những thành quả mà VN đạt được, ông Graziano cho biết, châu Phi đang học tập rất nhiều từ VN trong việc đảm bảo an ninh lương thực và hòa bình. Sống trong khu vực có tỷ lệ người nghèo đói, thiếu dinh dưỡng cao nhất thế giới nhưng những kết quả giảm nghèo ở nông thôn của ba nước VN, Trung Quốc và Ấn Độ đang là những tin tốt đối với FAO.

Cũng theo ông Graziano, FAO đang theo đuổi công cuộc mới trong việc xóa đói giảm nghèo bằng những mô hình mới và hiệu quả như tại Somali có Chương trình hỗ trợ tạo thu nhập cao cho người phụ nữ. FAO sẽ tăng cường chuyên gia giúp VN trong nhiều chương trình quan trọng như nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa gạo cho năng suất cao. Riêng với dịch cúm gia cầm H5N1, FAO cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu sản xuất vacxin trong thời gian tới. Cũng theo ông Graziano, không chỉ ở VN mà nhiều nước trên thế giới sẽ gặp nhiều trường hợp mắc cúm vào tháng 1, 2, 3 bởi nhu cầu tiêu dùng gia cầm tăng cao, thời tiết lạnh càng tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. FAO đã tìm hiểu tại 14/63 tỉnh thành VN đã có ca mắc cúm gia cầm nhưng toàn mắc chủng virus cũ.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm