| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam - Hoa Kỳ tăng cường thúc đẩy thương mại trong nông nghiệp

Thứ Sáu 12/05/2017 , 06:50 (GMT+7)

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Thanh Nam mong muốn phía Hoa Kỳ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp...

Ngày 11/5, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam đã làm việc với ông Robert Macke, Giám đốc Văn phòng phụ trách các Hiệp định và các Vấn đề Khoa học, Cơ quan Nông nghiệp Đối ngoại, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp giữa 2 nước.

15-21-52_dsc_0082
Toàn cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Thanh Nam mong muốn phía Hoa Kỳ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy sản nói chung và trên các lĩnh vực khác của trồng trọt Việt Nam tăng cường quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.

Theo Thứ trưởng, vừa qua USDA có chương trình thanh tra cá da trơn, Bộ NN-PTNT thấy rằng trong chương trình này có một số điểm chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam cũng như quốc tế nên muốn tiếp tục tăng cường trao đổi, thảo luận cùng các đơn vị chức năng của USDA để làm rõ thêm một số nội dung.

Phía Việt Nam cũng mong muốn USDA sớm công nhận các thủ tục liên quan để xoài, vú sữa Việt Nam có thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ; đồng thời hỗ trợ phía Việt Nam về mặt kỹ thuật cũng như các dự án liên quan đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó có việc hỗ trợ một khóa đào tạo chuyên gia Việt Nam về chứng nhận sản phẩm hữu cơ.

Đối với lĩnh vực bảo vệ thực vật, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị phía Hoa Kỳ chuyển giao nội dung chương trình kiểm tra để phía Việt Nam nắm được quy trình và tiếp tục hỗ trợ việc xác định mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Trao đổi về vấn đề thanh tra cá da trơn, ông Robert Macke cho biết, trong những năm qua phía Hoa Kỳ đã nỗ lực giải quyết những vấn đề quan ngại của Việt Nam.

“Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh lại là chúng tôi cam kết ủng hộ Việt Nam về vấn đề này và trong thời gian chuyển tiếp chúng tôi sẽ cố gắng để việc chuyển giao diễn ra một cách thuận lợi nhất” – ông Robert Macke khẳng định. Bên cạnh đó, ông cũng thảo luận với phía Việt Nam một số chủ đề, bao gồm hợp tác về an toàn thực phẩm trong APEC, các vấn đề trao đổi thương mại song phương (dư lượng thuốc thú y, khử trùng mặt hàng ngũ cốc và nội tạng trắng) và đề nghị sự ủng hộ của Bộ NN-PTNT.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm