| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam - Lào đối thoại chính sách về rừng

Thứ Năm 07/11/2013 , 10:12 (GMT+7)

Từ 29-30/11/2013, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Bộ Nông-Lâm nghiệp Lào đã tiến hành đối thoại chính sách về quản lý rừng và thương mại lâm sản.

Từ 29-30/11/2013, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Bộ Nông-Lâm nghiệp Lào đã tiến hành đối thoại chính sách về quản lý rừng và thương mại lâm sản.

Buổi đối thoại trong khuôn khổ chương trình EU FAO FLEGT Châu Á hỗ trợ cho VN - quốc gia đang đàm phán Hiệp định Đối tác Tự nguyện VPA/FLEGT với EU.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng về lâm nghiệp đã ký giữa VN và Lào, đồng thời thể hiện cam kết của hai quốc gia trong việc thực hiện Kế hoạch hành động FLEGT nhằm bảo vệ rừng, thực thi pháp luật, kiểm soát, ngăn chặn hành vi buôn bán, vận chuyển gỗ, lâm sản và động vật hoang dã trái phép.

Phát biểu tại buổi đối thoại, ông Võ Đại Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp nhấn mạnh: Cả hai quốc gia đều nhận thức được vai trò quan trọng của ngành lâm nghiệp đối với phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường bền vững. Buổi đối thoại thể hiện nỗ lực của hai nước để thúc đẩy hợp tác song phương nhằm đề xuất các biện pháp hữu hiệu hơn trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.


Kiểm lâm Bình Định tuần tra bảo vệ rừng

Ông Thongphanh Ratanalangsly, Phó Cục trưởng Cục Thanh tra Lâm nghiệp Lào chia sẻ: Hiện một lượng gỗ lớn của Lào được khai thác từ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất và vấn đề này không bền vững. Chính phủ Lào đang nỗ lực lập quy hoạch, xây dựng khung pháp lý để quản lý rừng tốt hơn.

Do vậy, buổi đối thoại này là cơ hội rất tốt để hai bên cập nhật và trao đổi thông tin về khuôn khổ pháp lý, chính sách hiện hành liên quan đến quản lý rừng, thương mại gỗ và lâm sản. Tạo điều kiện cho các cơ quan chuyên ngành của Lào trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của phía VN trong quản lý rừng, thực hiện các sáng kiến quốc tế đặc biệt là đàm phán Hiệp định Đối tác Tự nguyện VPA/FLEGT.

Ông Jong-ha Bae, Trưởng đại diện FAO tại VN, đại diện Chương trình EU FAO FLEGT đã đánh giá cao sáng kiến tổ chức buổi đối thoại của hai nước. Ông nhấn mạnh: VN đang trở thành một đối tác quan trọng mới nổi trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu đồ gỗ trong khu vực và trên thế giới, và Lào là một trong quốc gia xuất khẩu gỗ chính cho VN.

Sự kiện này khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước láng giềng, đồng thời cũng nêu bật tầm quan trọng và quy mô của hoạt động mà hai bên thực hiện để giải quyết các vấn đề liên quan đến rừng.

Hai bên đã đánh giá cao sáng kiến tổ chức buổi đối thoại cũng như những hoạt động hợp tác ở cả cấp trung ương và địa phương trong lĩnh vực bảo vệ rừng và thương mại lâm sản trong thời gian qua.

Qua đó đã góp phần giảm đáng kể các vụ cháy rừng, các vụ vi phạm pháp luật về khai thác, vận chuyển và buôn bán gỗ, động vật hoang dã dọc tuyến biên giới Việt - Lào.

Hai bên nhất trí tăng cường triển khai các giải pháp nhằm cụ thể hóa các hoạt động đã được nêu trong MOU. Cụ thể nhất trí tăng cường hơn nữa trong việc trao đổi thông tin liên quan đến luật pháp, chính sách, tiến trình đàm phán VPA/FLEGT, công tác bảo vệ rừng, thương mại lâm sản.

Hai bên nhất trí giao Vụ KHCN & Hợp tác quốc tế của Tổng cục Lâm nghiệp VN và Cục Thanh tra Lâm nghiệp Lào là hai cơ quan đầu mối trong việc trao đổi thông tin. Hai bên cũng nhất trí xây dựng mô hình hợp tác điểm giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bô ly khăm xay, tỉnh Quảng Bình với tỉnh Khăm Muộn về bảo vệ rừng và chống khai thác, vận chuyển và buôn bán lâm sản trái phép dọc biên giới.

Hai bên cũng kêu gọi các tổ chức, chương trình quốc tế tiếp tục hỗ trợ nguồn lực cho cả hai bên để thực hiện các hoạt động hợp tác đã được nhất trí trong buổi đối thoại này.

Cuộc đối thoại diễn ra trong không khí hữu nghị, cởi mở và thẳng thắn. Nhân dịp này, các đại biểu đã đi thăm quan làng nghề gỗ thủ công mỹ nghệ Đồng Kỵ, Bắc Ninh để tìm hiểu khâu cung ứng nguyên liệu, các mặt hàng truyền thống và thị trường xuất khẩu của làng nghề.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm