| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam luôn nỗ lực cùng APEC đẩy mạnh tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư

Thứ Ba 15/11/2011 , 09:22 (GMT+7)

Ngày 13/11, theo giờ Hawaii, tại thành phố Honolulu, thủ phủ bang Hawaii, Hoa Kỳ đã diễn ra Lễ khai mạc chính thức Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 19. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo cấp cao của 21 nền kinh tế thành viên APEC. Đoàn đại biểu cấp cao nước ta do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu đã tham dự Hội nghị.  

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (thứ hai từ trái qua) hội đàm cùng các lãnh đạo APEC

Trong phát biểu chào mừng lãnh đạo các thành viên APEC đến tham dự Hội nghị tại thành phố quê hương, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội nghị và bày tỏ tin tưởng với chủ đề "Tăng cường liên kết kinh tế khu vực và mở rộng thương mại", các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra những quyết định quan trọng đối với Diễn đàn APEC và cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh nỗ lực phục hồi kinh tế và quan hệ quốc tế có nhiều biến động.

Ngay sau lễ khai mạc, các nhà lãnh đạo đã tiến hành Phiên họp kín thứ nhất về "Tăng trưởng và việc làm". Chiều cùng ngày, Hội nghị cấp cao APEC tiếp tục diễn ra với Phiên họp kín thứ hai về “Sử dụng năng lượng hiệu quả và an ninh năng lượng”.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một trong những lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC được mời phát biểu đầu tiên tại Hội nghị. Chủ tịch nước đánh giá cao những kết quả của APEC về thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực. Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam luôn nỗ lực cùng APEC đẩy mạnh tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư. Chủ tịch nước đề nghị APEC cần đóng góp tích cực để tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu, cải cách tài chính quốc tế, củng cố hệ thống thương mại đa phương và đặc biệt cần nỗ lực quyết liệt để sớm kết thúc Vòng đàm phán Đôha với kết quả cân bằng vì mục tiêu phát triển.

Việt Nam hoan nghênh quyết định của Nhật Bản tiến hành tham vấn với các thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) để có thể tham gia đàm phán Hiệp định này. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã nói như vậy ngày 14/11, khi trả lời câu hỏi của PV đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước việc ngày 11/11, Nhật Bản tuyên bố quyết định tham vấn các thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) để có thể tham gia đàm phán Hiệp định này.

Ông Lương Thanh Nghị nhấn mạnh: "Là một trong những nền kinh tế lớn, có vai trò quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới, chúng tôi tin tưởng rằng sự tham gia của Nhật Bản sẽ là một nhân tố tích cực thúc đẩy tiến trình đàm phán, đồng thời góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản".

Chủ tịch nước nêu rõ với tiềm lực to lớn của mình, APEC cần ưu tiên các chương trình hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, phát triển hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và tăng cường kết nối nội khối, đặc biệt là các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN cũng như hợp tác tiểu vùng Mekong.

Về an ninh năng lượng, Chủ tịch nước đề nghị APEC cần tăng cường phối hợp chính sách và hợp tác sử dụng hiệu quả năng lượng và an ninh năng lượng, đặc biệt ở những khu vực đông dân cư và tập trung nhiều cơ sở sản xuất, cải thiện hệ thống giao thông theo hướng thân thiện với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo và chuyển giao công nghệ sản xuất sạch, đồng thời cần tăng cường đóng góp vào các nỗ lực của Liên hợp quốc và các cơ chế, các chương trình hợp tác đang được triển khai ở khu vực, trong đó có các dự án của ASEAN và "Kế hoạch hành động ASEAN về hợp tác năng lượng".

* Cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cùng các nhà lãnh đạo APEC tham dự Cuộc đối thoại với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC.

Sau hai ngày làm việc, chiều 13/11, Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 19 đã chính thức bế mạc. Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ phủ Hawaii (Hoa Kỳ), kết thúc tốt đẹp các hoạt động tham dự Hội nghị cấp cao APEC 19.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm