| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam tăng cường nhập khẩu điện từ Lào, Campuchia và Trung Quốc

Thứ Tư 22/07/2020 , 10:59 (GMT+7)

Để đảm bảo cung cấp điện cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong nước, Việt Nam đang gia tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào và Trung Quốc.

Nhập khẩu điện là giải pháp để tăng nguồn cung năng lượng phục vụ phát triển kinh tế của Việt Nam.

Nhập khẩu điện là giải pháp để tăng nguồn cung năng lượng phục vụ phát triển kinh tế của Việt Nam.

Ngày 22/7, Diễn đàn cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020 được Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức tại Hà Nội.

Ưu tiên sử dụng năng lượng mới, năng lượng sạch

Năng lượng là ngành kinh tế - kỹ thuật giữ vai trò trọng yếu và có tính tiên phong, làm nền tảng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tuy vậy, ngành năng lượng nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn; nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch…

Trên cơ sở tổng kết, Ban Kinh tế Trung ương đã tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 về “Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phát biểu tại Diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam 2020. Ảnh: Ban KTTW.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phát biểu tại Diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam 2020. Ảnh: Ban KTTW.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết, Nghị quyết số 55 tạo bước đột phá về phát triển ngành năng lượng quốc gia, dành ưu tiên cao hơn cho việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới và năng lượng sạch.

Để làm được điều đó, Nghị quyết đã được cụ thể hóa bằng các chính sách đầy tham vọng nhằm thực hiện các mục tiêu trên, đồng thời bằng các biện pháp ngắn chặn các nhà đầu tư đi ngược lại mục tiêu này.

Theo định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, để chuyển giao hiệu quả sang định giá theo thị trường, nhiều tổ chức quốc tế khuyến nghị Việt Nam cần phải xây dựng một kế hoạch cải tổ giá toàn diện và giảm thiểu tác động của Nhà nước lên định giá năng lượng.

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, trước hết là năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng sinh học; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn…

Tăng cường nhập khẩu điện dài hạn

Do đầu tư công nghệ và chi phí lớn, nên sản phẩm năng lượng đầu ra của các loại năng lượng và nhiên liệu này còn cao, nhà nước cần trợ giá và giảm thuế để giảm gánh nặng cho các nhà đầu tư khai thác các dạng năng lượng này.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho biết, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là hoàn thiện thể chế để tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển điện năng và kiểm soát sự phát triển đúng hướng, hiệu quả bên vững.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao đổi với các đại biểu bên lề Diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam 2020. Ảnh: Ban KTTW.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trao đổi với các đại biểu bên lề Diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam 2020. Ảnh: Ban KTTW.

Ở Việt Nam, chỉ riêng việc huy động nguồn lực cho năng lượng từ nay đến 2025 phải tăng thêm khoảng 50.000 MW công suất điện nguồn, chưa kể nguồn vốn để đầu tư cho mạng lưới chuyển tải điện.

Cung theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, hiện nay vẫn còn những khó khăn, vướng mắc tại các quy định liên quan đến công tác đầu tư, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Do đó để huy động các nguồn lực, thời gian tới cần phải rà soát, sửa đổi một số Luật như Luật Điện lực, Luật Dầu khí,… để hạn chế sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật.

Đồng thời xây dựng Luật Năng lượng tái tạo và các văn bản dưới luật; xây dựng cơ chế đặc thù trong đầu tư phát triển năng lượng cũng như cơ chế đấu thầu, đấu giá cung cấp năng lượng phù hợp. Ngoài ra, cần xây dựng chiến lược nhập khẩu năng lượng dài hạn.

Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết, thực tế công tác phát triển năng lượng tái tạo thời gian vừa qua cho thấy, nếu có sự góp sức của các thành phần kinh tế khác ngoài doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là kinh tế tư nhân, chúng ta có thể đạt được những mục tiêu đề ra trong thời gian ngắn hơn nhiều so với kỳ vọng.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang tiến hành nghiên cứu, sửa đổi Luật Điện lực để có cơ sở tách bạch rõ ràng phạm vi đầu tư giữa Nhà nước và tư nhân trong các lĩnh vực năng lượng.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, từ một nước xuất khẩu năng lượng, hiện Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu thô năng lượng. Chính vì vậy, việc tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực, chủ động xây dựng các đối tác chiến lược là chủ trương lớn của Chính phủ để thực hiện mục tiêu nhập khẩu năng lượng trong dài hạn và đầu tư tài nguyên năng lượng ở nước ngoài.

Và trong ngắn hạn, Chính phủ sẽ thúc đẩy triển khai chương trình trao đổi điện từ các nước láng giềng Lào, Campuchia và Trung Quốc. Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhập khẩu từ các nhà máy điện hoặc qua lưới điện; nghiên cứu liên kết lưới điện với các nước tiểu vùng Mê Kông để tăng cường đa dạng hóa nguồn năng lượng.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Bình luận mới nhất