| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam - Tanzania sớm đưa kim ngạch thương mại song phương lên 1 tỷ USD

Thứ Năm 03/08/2017 , 08:39 (GMT+7)

Chiều 2/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp đoàn liên Bộ trưởng Cộng hòa Thống nhất Tanzania gồm Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Đầu tư Charles J. Mwijage, Bộ trưởng Nông nghiệp, Chăn nuôi và Nghề cá Charles J. Tizeba đang thăm làm việc tại Việt Nam.

19-26-38_nqh_7666
Thủ tướng cùng Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Đầu tư Charles J. Mwijage; Bộ trưởng Nông nghiệp, Chăn nuôi và Nghề cá Charles J. Tizeba. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng chúc mừng Tanzania trong thập kỷ qua luôn giữ được đà tăng trưởng kinh tế trung bình trên 6%; chúc Tanzania thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong "Tầm nhìn 2025" với các dự án lớn như xây dựng cầu nối giữa Tanzania với Mozambique, mở rộng cảng Dar es Salaam, xây dựng mạng lưới điện nối Zambia với Kenya và trở thành trung tâm viễn thông ở khu vực Đông Phi.

Thủ tướng cũng cảm ơn sự ủng hộ quý báu mà Tanzania đã dành cho Việt Nam trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Tanzania, trong đó có Halotel (Liên doanh đầu tư của Tập đoàn Viettel tại Tanzania), hiện giữ vị trí số một về hạ tầng viễn thông với hơn 5.500 trạm phát sóng, độ phủ sóng tới 95% diện tích và 5 triệu thuê bao.

Thay mặt đoàn, Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Đầu tư Charles J. Mwijage cho biết, chuyến thăm này thể hiện tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trong 5 thập kỷ qua. Mối quan hệ hợp tác song phương phát triển hết sức tích cực, thể hiện trên các lĩnh vực hợp tác kinh tế, giao lưu giữa các doanh nghiệp.

Bộ trưởng đánh giá cao chính sách đối ngoại của Việt Nam mở rộng hợp tác với các nước châu Phi, trong đó có Tanzania, một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Phi trong hơn 1 thập kỷ qua nhờ những chính sách cải cách kinh tế mạnh mẽ.

Bộ trưởng Charles J. Mwijage cho biết đã trao đổi với các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, trong đó có việc kinh doanh, đầu tư vào Tanzania. “Chúng tôi hết sức nỗ lực đi theo tấm gương thành công của các quốc gia bạn bè, trong đó có Việt Nam. Vì thế, chúng tôi muốn kêu gọi những người bạn lâu năm từ Việt Nam tới đầu tư và làm ăn tại Tanzania”.

Bộ trưởng Charles J. Mwijage kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam tới đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp của Tanzania, cụ thể vào các lĩnh vực may mặc, da giày, rau quả, dầu thực vật, xi măng, hóa dầu…

Chúc mừng thành công trong phát triển kinh tế của Tanzania, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ có hình thức thông tin tích cực đến cộng đồng doanh nghiệp về các khu chế xuất và đặc khu kinh tế của Tanzania để doanh nghiệp xem xét đầu tư trong các lĩnh vực chế biến nông sản, thuỷ hải sản, hàng điện tử, tiêu dùng, may mặc, giày dép...

Trước mắt, Việt Nam sẵn sàng cung cấp hàng hoá với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh cho Tanzania để đáp ứng nhu cầu của nước này.

Thời gian tới, để thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước, Thủ tướng đề nghị hai bên sớm hoàn tất đàm phán, ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần và Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư.

Thủ tướng đề nghị Tanzania tạo thuận lợi trong việc cấp giấy phép cho lao động Việt Nam tại Halotel, bảo đảm an ninh, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp; đồng thời mong các doanh nghiệp hai nước sẽ tích cực kết nối, tăng cường các hoạt động giao thương để sớm đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 1 tỷ USD như lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm