| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam tự túc được 40% nhu cầu khoai tây

Thứ Ba 17/07/2018 , 13:45 (GMT+7)

Đó là thông tin được đưa ra tại ​​​​Hội thảo ​hợp tác của Trung tâm khoai tây quốc tế tại Việt Nam do Bộ NN-PTNT phối hợp với ​Trung tâm ​khoai tây​ quốc tế ​(CIP) thực hiện.

Theo Phó cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường, hiện Việt Nam chỉ tự túc được khoảng 40% nhu cầu khoai tây hàng năm, còn lại khoảng 60% khoai tây phục vụ nhu cầu chế biến vẫn phải nhập khẩu, trong đó chủ yếu là từ thị trường Trung Quốc.

10-54-41_thu-hoch-khoi-ty-lm-dong
Cây khoai tây phù hợp với khí hậu miền Bắc

Do khoai tây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao ở vùng khí hậu ôn hòa từ 17 - 22 độ C nên chỉ những vùng cao Đà Lạt (Lâm Đồng) và vụ đông tại miền Bắc là những vùng có lợi thế phát triển cây trồng này. Trong đó, diện tích trồng khoai tây ở miền Bắc đạt khoảng 90 - 95% diện tích sản xuất của cả nước.

Số liệu của Cục Trồng trọt cho thấy, hiện mỗi 1 ha khoai tây trồng sau 3 tháng thu hoạch, nông dân có doanh thu 110 - 120 triệu đồng không phải là mức thu nhập thấp. Vì vậy, tổ chức nông dân hình thành các hợp tác xã, liên kết với các doanh nghiệp xây dựng các vùng nguyên liệu trồng khoai tây phục vụ chế biến đóng vai trò quan trọng tới tương lai ngành khoai tây Việt Nam. Thực tế, những năm gần đây ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện nhiều doanh nghiệp đầu tư công nghệ, dây chuyền chế biến với trị giá hàng chục triệu USD công suất hàng trăm ngàn tấn.

Được biết, trong những năm qua CIP triển khai rất nhiều dự án, chương trình tại Việt Nam, như: Giảm rủi ro về thực phẩm và tăng cường khả năng phục hồi cây lấy rễ củ tập trung; Nghiên cứu lai tạo giống khoai tây; Phát triển các giống khoai tây phát triển mạnh; Thỏa thuận hợp tác giữa CIP và VAAS với mục tiêu mở rộng diện tích sản xuất khoai tây, tăng trưởng bền vững năng suất hệ thống để từ đó tăng thu nhập cho nông dân thông qua cải tiến công nghệ và kỹ thuật.

Đặc biệt, CIP phối hợp chặt chẽ với VAAS trong đánh giá và thực hiện lựa chọn giống Marker và Genomic có tính tới các đặc điểm nông học đối với lai tạo giống khoai tây có khả năng kháng bệnh rầy. Ngoài ra, còn có các dự phát triển các giống công nghệ sinh học khoai tây 3R với sức kháng lâu dài; Phát triển thử nghiệm in vitro và xét nghiệm thực địa và khả năng chẩn đoán dựa trên trình tự DNA quy mô lớn cho giống khoai tây và sản xuất giống.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, ở Việt Nam những năm 1970 - 1980, cùng với việc mở ra cơ cấu vụ đông ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và để góp phần giải quyết vấn để thiếu lương thực, cây khoai tây được chú trọng đưa thành cây lương thực quan trọng, cây trồng chủ lực.

10-54-41_thu-hong-khoi-ty
Việt Nam tự túc được 40% nhu cầu khoai tây

Năm 1979, diện tích khoai tây cả nước tăng đột biến từ chỉ vài nghìn hecta lên gần trăm nghìn hecta. Tuy nhiên, diện tích khoai tây giảm nhanh chóng trong những năm sau đó và duy trì ổn định ở quy mô trên dưới 30 nghìn ha trong vòng 20 năm qua. Hiện diện tích khoai tây trên dưới 23 nghìn ha/năm. Thị trường tiêu dùng chủ yếu cũng là nội địa, sử dụng khoai tây tươi, chế biến và chế biến sâu khoai tây còn hạn chế.

Tại ĐBSH, các giống khoai tây được sản xuất phục vụ ăn tươi phổ biến là Diamant, Solara, Sinora. Các giống này được nhập nội từ Hà Lan, Đức và chọn lọc trong nước (KT1, KT3, PO3,...). Do đã được sản xuất liên tục qua nhiều năm nên thoái hóa và cho năng suất thấp. Hàng năm phải nhập một lượng lớn giống khoai tây từ Trung Quốc về để làm giống chất lượng thấp và đã nhiễm nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh virus, héo xanh và bệnh mốc sương.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, mặc dù có những lúc thăng trầm, nhưng những thành tựu nghiên cứu, sản xuất khoai tây, khoai lang những năm qua của ngành nông nghiệp luôn gắn với sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của các cơ quan nghiên cứu quốc tế, trong đó có CIP. Đặc biệt, trong bối cảnh đẩy nhanh tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích gieo trồng và trước thách thức của biến đổi khí hậu, việc tăng diện tích, năng suất, sản lượng cây khoai tây và khoai lang trong cơ cấu cây trồng vụ đông ở ĐBSH đang được coi trọng.

“Bộ NN-PTNT chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu chọn tạo và đưa vào sản xuất các giống tốt, sạch bệnh. Áp dụng quy trình canh tác tiến tiến, gắn với yêu cầu chất lượng của doanh nghiệp cho công tác bảo quản, chế biến để nâng cao giá trị. Với việc mở văn phòng đại diện tại châu Á ở Việt Nam, Bộ NN-PTNT mong muốn CIP tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nhiều hơn nữa nhằm thiết thực đóng góp cho quá trình tái cơ cấu của ngành trồng trọt”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh.

 

Xem thêm
Nhận diện để hiểu hàng thật, tránh hàng giả Made in Japan

Sáng 15/3, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề 'Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan'.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo an tín dụng đạt trên 300 tỷ đồng/năm

ĐBSCL Năm 2023, tổng doanh thu giữa Ngân hàng Agribank - Bảo hiểm Agribank tại khu vực Tây Nam bộ đạt trên 300 tỷ đồng.

Bất động sản nghỉ dưỡng và những dấu hiệu phục hồi

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định: Năm 2023 thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn 'bĩ cực' nhất, 2024 sẽ ghi nhận những động thái tích cực hơn.