| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam và Australia ký bản ghi nhớ về Chương trình lao động nông nghiệp

Thứ Tư 30/03/2022 , 14:55 (GMT+7)

Mới đây, Bộ LĐ-TBXH cùng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tổ chức ký Bản ghi nhớ về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia Chương trình lao động nông nghiệp tại Australia.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung ký kết Bản ghi nhớ dưới sự chứng kiến của nhiều đại biểu từ hai quốc gia. Ảnh: CTT Bộ LĐ-TBXH.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung ký kết Bản ghi nhớ dưới sự chứng kiến của nhiều đại biểu từ hai quốc gia. Ảnh: CTT Bộ LĐ-TBXH.

Lễ ký kết Bản ghi nhớ về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia Chương trình lao động nông nghiệp tại Australia diễn ra theo hình thức trực tuyến. Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng bà Marise Payne, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia thay mặt Chính phủ hai quốc gia để ký kết Bản ghi nhớ.

Bản ghi nhớ về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia Chương trình lao động nông nghiệp là văn bản đầu tiên mà Australia ký với các nước đưa lao động đi làm việc tại nước này theo Chương trình thị thực nông nghiệp.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (trái) và Bộ trưởng Marise Payne (phải) ký kết Bản ghi nhớ dưới hình thức trực tuyến. Ảnh: CTT Bộ LĐ-TBXH.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (trái) và Bộ trưởng Marise Payne (phải) ký kết Bản ghi nhớ dưới hình thức trực tuyến. Ảnh: CTT Bộ LĐ-TBXH.

Tại Lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung cho biết, việc ký kết Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia Chương trình lao động nông nghiệp Australia là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.

Trong bối cảnh hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Bản ghi nhớ sẽ là kênh giải quyết việc làm hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế, góp phần bảo đảm an sinh xã hội bền vững, khai thác tiềm năng, cơ hội để hướng tới thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Australia.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH cũng bày tỏ sự tin tưởng vào Bản ghi nhớ sẽ tạo khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho công dân Việt Nam dễ dàng nhập cảnh tới Australia để làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

Hiện Australia là nước tiếp nhận lao động nước ngoài với mức lương tốt, hệ thống pháp luật rõ ràng, đảm bảo quyền lợi của người lao động nhưng yêu cầu về trình độ tay nghề, ngoại ngữ khắt khe. Việc đưa lao động đi làm việc tại quốc gia này với các hình thức, ngành nghề khác nhau (trong đó có lĩnh vực nông nghiệp) là cần thiết, đáp ứng nhu cầu của nhiều người lao động.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung trao lại Bản ghi nhớ cho đại diện Chính phủ Australia tại Việt Nam. Ảnh: CTT Bộ LĐ-TBXH.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung trao lại Bản ghi nhớ cho đại diện Chính phủ Australia tại Việt Nam. Ảnh: CTT Bộ LĐ-TBXH.

Về phía Australia, Bộ trưởng Marise Payne cho hay, Chương trình hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia Chương trình nông nghiệp Australia là nội dung hết sức quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác giữa hai bên. Bản ghi nhớ sẽ tăng cường sự hợp tác, mở ra sự kết nối về mối quan hệ giữa người dân hai nước.

“Thông qua chương trình sẽ hỗ trợ cung cấp nguồn lao động cho Australia phát triển ngành nông nghiệp và cũng là cơ hội cho lao động Việt Nam sang làm việc có được thu nhập tốt, điều kiện làm việc đảm bảo. Đặc biệt là cơ hội học tập các kiến thức, kỹ năng, khoa học công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, tôi xin đảm bảo phúc lợi dành cho người lao động Việt Nam là ưu tiên lớn nhất của Australia theo Biên bản ghi nhớ này”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia khẳng định.

Trước đó, Chính phủ Australia đã công bố Chương trình thị thực cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và lựa chọn Việt Nam trở thành nước ưu tiên tham gia sớm Chương trình (bên cạnh Thái Lan, Indonesia và Philippines). Chương trình này nhằm góp phần bù đắp thiếu hụt lao động, tăng khả năng tiếp cận nguồn lao động đáng tin cậy trong ngành nông nghiệp của Australia.

Thêm vào đó, Chương trình sẽ mang lại lợi ích kinh tế và tạo cơ hội cho lao động nước ngoài tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tăng thu nhập cũng như có thể gửi thu nhập về nước trong thời gian làm việc tại Australia.

Dự kiến, Australia sẽ tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp với số lượng khoảng 1.000 lao động/năm; mức lương cơ bản (chưa trừ chi phí sinh hoạt) từ 3.200 - 4.000 AUD/tháng (tương đương khoảng 52.800.000 VNĐ – 66.000.000 VNĐ/tháng). Đây là mức thu nhập được đánh giá cao so với các thị trường tiếp nhận lao động khác.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm