| Hotline: 0983.970.780

VietGAP - Thị trường thật giả lẫn lộn, niềm tin tụt xuống đáy

Thứ Sáu 05/08/2016 , 08:56 (GMT+7)

Báo NNVN ra ngày 28- 29/7/2016 có đăng các bài “VietGAP có cũng như không”, "Hết dự án, VietGAP cũng ra đi vì đầu ra, hiệu quả mờ mịt". Từ góc độ của người làm quản lý và kỹ thuật, tôi xin được bàn luận cùng bạn đọc.

VietGAP ra đời thế nào?

VietGAP là một quy trình kỹ thuật với tên gọi cũng như nội hàm là "Thực hành nông nghiệp tốt" của Việt Nam. VietGAP được Bộ NN-PTNT ban hành vào tháng 1/2008, đến nay cũng đã được 8 năm. Thực tế đã có quá nhiều ý kiến về tính khả thi của nó. Vì sao vậy?


Trồng rau VietGAP

 

Trước đòi hỏi của thực tiễn về an toàn thực phẩm trong bối cảnh hàng loạt vụ ngộ độc xảy ra, Bộ NN-PTNT thành lập một ban chỉ đạo và tổ soạn thảo soạn thảo quy trình thực hành này nhằm khuyến cáo cho nông dân áp dụng, mục tiêu là SX ra các sản phẩm nông sản đảm bảo ATVSTP.

Cũng xin nói lại rằng, VietGAP được ban hành không phải là từ sự hỗ trợ của Tổ chức JICA (Nhật Bản).

Do là một vấn đề cấp thiết và mới, tổ soạn thảo gồm nòng cốt là các cán bộ quản lý và công chức của Vụ KH-CN&MT (Bộ NN-PTNT), các cán bộ khoa học chuyên sâu của các viện nghiên cứu, các cục, vụ liên quan…

Khung sườn hình thành nên VietGAP là tài liệu tham khảo từ tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của các nước và khu vực như AseanGAP, EuroGAP, GlobalGAP, ThaiGAP… Vì vậy có người nói nó như "một miếng vá lại từ những mẩu nhỏ được tham chiếu".

Rối rắm, nặng nề

VietGAP với 65 tiêu chí kiểm soát và hệ thống sổ sách ghi chép nhật ký đồng ruộng, sử dụng vật tư khá rối rắm, phức tạp và cực khó cho cán bộ cơ sở triển khai áp dụng.

Ngay cả việc ghi nhớ những tiêu chí nào là quan trọng và bắt buộc, ghi chép vào các biểu mẫu cũng đã khó với cả những cán bộ có trình độ tham gia chỉ đạo thì với nông dân SX nhỏ lẻ sẽ càng phức tạp hơn.

thuc-phm-sch-2132532396
Nông sản SX theo quy trình VietGAP vừa khó triển khai mà giá bán chỉ ngang với rau qủa thông thường

 

Là một quy trình kỹ thuật, nên khi áp dụng và tuân thủ đầy đủ các “công đoạn và tiêu chí” thì sản phẩm nông sản SX theo quy trình này sẽ được chứng nhận VietGAP, và dĩ nhiên nó bao gồm cả công đoạn sơ chế ban đầu.

Nếu tính diện tích SX rau cả nước với khoảng trên dưới 860.000ha thì diện tích rau được chứng nhận VietGAP chỉ có 2.000ha (dưới 0,5%), diện tích cây ăn quả như thanh long, xoài, vải, nhãn, cây công nghiệp như chè, cà phê, tiêu... được chứng nhận có tỷ lệ khá hơn (cây ăn quả gần 7.000ha, chè trên 4.000ha), lúa gần 1.500ha.

Song việc các loại cây này được chứng nhận phần lớn là trong phạm vi các dự án của NGO hoặc ODA hỗ trợ.

Cục Trồng trọt đã chỉ định các tổ chức chứng nhận theo cơ chế xã hội hóa (có 23 tổ chức được chỉ định đến năm 2015). Đây là một dịch vụ, vì vậy giá cả chứng nhận do các đơn vị được chỉ định chứng nhận này tính toán và ký hợp đồng với người SX (tổ hợp tác hoặc doanh nghiệp thuê đất).

Đến thời điểm này, giá chứng nhận đơn lẻ là rất cao và vượt khả năng chi trả của nông dân, thị trường thì nhộm nhoạm, thật giả lẫn lộn, ngay cả giấy chứng nhận cũng bị bán, niềm tin của người tiêu dùng với các sản phẩm chứng nhận VietGAP tụt xuống đáy, chính vậy mà giá cả của rau có chứng nhận VietGAP nhiều khi cũng chỉ ngang bằng với rau thông thường.

Do khó áp dụng, nhiều địa phương đưa ra các định hướng và hướng dẫn nông dân thực hiện một phần các tiêu chí của VietGAP và gọi là SX theo “hướng VietGAP” và cũng chả cần chứng nhận vì tốn tiền.

Cũng trong lĩnh vực SX an toàn, tháng 1/2013, Bộ NN-PTNT ban hành một quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) Quản lý SX rau, quả, chè búp tươi an toàn.

Đây là một văn bản pháp quy, bắt buộc phải thực hiện và phạm vi áp dụng của nó là cho các cơ sở SX, sơ chế lớn (không áp dụng cho cơ sở nhỏ lẻ). Như vậy hộ nông dân SX nhỏ lẻ là phổ biến bị loại khỏi phạm vi áp dụng của QCVN này.

Tại các cuộc hội thảo, nhiều ý kiến phát biểu rằng, các văn bản hướng dẫn SX an toàn của nước ta với các tiêu chí cao là hướng tiếp cận cho các thị trường xuất khẩu, cho người nhiều tiền còn hơn 80 triệu người tiêu dùng nội địa “bình dân” thì ăn bẩn cũng được?!

 

(Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt)

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất