| Hotline: 0983.970.780

Vietnam PFA 2019 thúc đẩy, đảm bảo công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm trong nước phát triển bền vững

Thứ Tư 26/06/2019 , 15:30 (GMT+7)

Thị trường chế biến nông sản, thực phẩm tại Việt Nam lâu nay được ví như “mỏ vàng” với nhiều dư địa phát triển để khối nội lẫn khối ngoại lao vào rót vốn đầu tư và cạnh tranh.

Thêm vào đó, với việc hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) bắt đầu có hiệu lực, cũng như sự phát triển năng động của nền kinh tế, ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Đây là bối cảnh rất thuận lợi để tổ chức Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp chế biến, đóng gói và bảo quản Nông sản & Thực phẩm lần đầu tiên tại Việt Nam.

Quy trình chuẩn từ con giống tại TH Milk.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, bốn mùa đều có nông sản thu hoạch. Do đó kỹ thuật bảo quản, chế biến để nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch là hết sức cần thiết. Nhìn chung, công nghệ chế biến nông sản của Việt Nam chỉ đạt mức trung bình của thế giới, dù vẫn có một số ngành hàng có công nghệ hiện đại.

Cụ thể, với ngành rau quả, sản lượng sản xuất cả nước đạt trên 25 triệu tấn/năm, nhưng hiện chỉ có 150 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp tập trung, với tổng công suất thiết kế chỉ 1 triệu tấn/năm.

Còn với thủy sản, năm 2018, Việt Nam sản xuất khoảng 7,74 triệu tấn, tăng 7,2% so với năm 2017; có 590 cơ sở chế biến thủy sản khai thác đã xuất khẩu đi 100 nước và vùng lãnh thổ.

Về lúa gạo, cả nước hiện có gần 600 cơ sở xay xát quy mô công nghiệp với công suất 10 triệu tấn/năm và có tổng công suất kho chứa bảo quản lúa gạo đạt 7 triệu tấn. Thị trường chế biến nông sản, thực phẩm tại Việt Nam lâu nay được ví như “mỏ vàng” với nhiều dư địa phát triển để khối nội lẫn khối ngoại lao vào rót vốn đầu tư và cạnh tranh.

Hiện nay, với việc hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) bắt đầu có hiệu lực cũng như sự phát triển năng động của nền kinh tế, ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Dây chuyền máy móc của Arico.

Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2019 sẽ là năm chuyển động mạnh mẽ của các dòng vốn vào lĩnh vực chế biến nông sản để Việt Nam tiến gần đến top 10 thế giới. Trong đó, việc thu hút đầu tư phát triển sản xuất, tiếp thu công nghệ tiên tiến sẽ là mấu chốt căn bản để thúc đẩy sự phát triển.

Dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương. Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Cục Công Nghiệp, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Công ty Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm CIS Việt Nam phối hợp tổ chức Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp chế biến, đóng gói và bảo quản Nông sản Thực phẩm – Vietnam PFA 2019 từ ngày 24 đến 27/07 tại Trung tâm Triển lãm Sài Gòn – SECC, Tp. Hồ Chí Minh. Đây sẽ là môi trường lý tưởng giúp các doanh nghiệp nội địa và quốc tế tìm kiếm cơ hội hợp tác, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá và giới thiệu sản phẩm.

Đặc biệt Vietnam PFA 2019 không chỉ có tác dụng quan trọng nhằm nâng sao giá trị gia tăng cho nông sản thực phẩm Việt Nam mà còn thúc đẩy và đảm bảo cho nền công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm trong nước phát triển bền vững.

Là triển lãm lần đầu được tổ chức, nhưng các doanh nghiệp chuyên ngành đánh giá rất cao mục đích, ý nghĩa và giá trị thiết thực của các chương trình trong khuôn khổ Vietnam PFA 2019.

Tính đến thời điểm hiện nay, triển lãm đã thu hút được sự tham dự của khoảng gần 100 doanh nghiệp, với khoảng 150 gian hàng trải rộng trên không gian 4.000m2 trưng bày tại nhà A1, Trung tâm Triển lãm Sài Gòn. Trong đó, có nhiều thương hiệu hàng đầu trong nước như Vinamilk, TH Milk, Masan, VEAM, Tín Dân, Song Hiệp Lợi, Arico, VMS, Đại Chính Quang…

Dây chuyền sản xuất của Vinamilk.

Tại triển lãm, Vinamilk sẽ giới thiệu tới khách tham quan mô hình Trang trại bò sữa Vinamilk Tây Ninh - Resort bò sữa lớn nhất Châu Á - được Vinamilk thực hiện cách mạng số 4.0 toàn diện từ quy trình đầu vào đến đầu ra theo công nghệ Mỹ, Nhật, Châu Âu trong toàn bộ mô hình chăn nuôi và quản lý của mình, nhằm đảm bảo đàn bò có sức khỏe tốt, năng suất sữa cao, chất lượng sữa tốt nhất...

Với ước mong mang đến cho mỗi gia đình sản phẩm thịt sạch, chất lượng với giá cả hợp lý, Masan Nutri-Science đã hoàn thiện chuỗi giá trị đạm động vật từ hệ thống chăn nuôi khép kín đến nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, nhà máy chế biến thịt và hệ thống phân phối giữ mát để đảm bảo sản phẩm thịt sạch Meat Deli đến tay người tiêu dùng với chất lượng thuần khiết theo công nghệ thịt mát từ Châu Âu...

Sản phẩm của Masan tại siêu thị

Trong khuôn khổ Vietnam PFA 2019 cũng sẽ diễn ra Hội thảo chuyên ngành, hoạt động Kết nối giao thương, Chương trình giới thiệu nông sản, thực phẩm tiêu biểu, Trình diễn máy móc, công nghệ và sản phẩm mới... Đặc biệt, các doanh nghiệp tham gia triển lãm sẽ có cơ hội đi khảo sát thực tế một số vùng nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến tiêu biểu tại Tp. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận để có thể cảm nhận về tiềm năng ngành công nghiệp chế biến nông sản nước nhà.

Với sự đầu tư công phu của Ban tổ chức, sự hưởng ứng tham gia mạnh mẽ của các Hiệp hội chuyên ngành, cùng các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, Vietnam PFA 2019 trong 04 ngày tổ chức kỳ vọng thu hút 20.000 lượt khách tham quan, mở đầu cho một sự kiện chuyên ngành uy tín và chuyên nghiệp nhất trong lĩnh vực chế biến đóng gói & bảo quản Nông sản & Thực phẩm tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của ngành nông nghiệp và mang lại giá trị thiết thực cho nền kinh tế. 

Mọi thông tin về sự kiện và các hoạt động bên lề sẽ được cập nhật thường xuyên trên:

- Website: http://vietnampfa.com/

- Facebook: https://www.facebook.com/vietnampfa/

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

Mr. Nguyễn Hữu Hiển

Công ty CP Quảng cáo & Hội chợ Triển lãm C.I.S Việt Nam

112 A3 Đầm Trấu, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Mobile: 0983 070 884         Email: hien@cisvietnam.com.vn

Tel: 024 3984 4104             Fax: 024 3984 4108

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm