| Hotline: 0983.970.780

VIGECAM - "Hơn cả tam tai"

Thứ Ba 19/10/2010 , 09:34 (GMT+7)

Thanh tra CP vừa có kết luận thanh tra tại TCty VTNN (Vigecam), theo đó TCty này đã bất chấp pháp luật chia chác nhau hàng chục tỷ đồng, làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng...

Trụ sở của Vigecam
Thanh tra CP vừa có kết luận thanh tra tại TCty VTNN (Vigecam), theo đó TCty này đã bất chấp pháp luật chia chác nhau hàng chục tỷ đồng, làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng. Theo nhiều người, mặc dù kết luận thanh tra nêu chưa hết những “lình xình” nhưng thật sự đấy là một đại họa cho một doanh nghiệp nhà nước, nặng hơn cả Hỏa tai, Thủy tai và Phong tai…

“TÀI TAI”

Mang tên là Tổng công ty nhà nước kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực phân bón nhưng năm 2008 Vigecam chỉ mua bán hơn 29 nghìn tấn phân bón, năm 2009 số lượng có khá hơn nhưng cũng chỉ tầm tầm một Cty tư nhân ở Trần Xuân Soạn – TP HCM (gần 87 nghìn tấn). Mặc dù mua bán ít, doanh số không bao nhiêu, tiền lời không đủ trả lương, mua trà rượu tiếp khách nhưng số tiền thất thoát lại cực lớn – 8,33 tỷ đồng. Con đường đi của những đồng tiền thất thoát này y hệt như Minh Phụng trước đây (Minh Phụng đã bị kết án tử hình 10 năm trước), chỉ khác ở chỗ mục đích mua bán lòng vòng của Minh Phụng chỉ là để vay được tiền ngân hàng đổ vào thị trường bất động sản, còn ở Vigecam thì mua bán lòng vòng để bòn rút tiền của nhà nước, cụ thể ngày 10/6/2008 Vigecam bán cho Cty TNHH Thành Tín 280 tấn phân DAP với giá 14.000.000 đ/tấn, ngày 28/12/2008 lại chính Vigecam mua lại Thành Tín số phân trên (nhưng chỉ còn 270 tấn) với giá 15.500.000 đ/tấn (cao hơn giá bán 1,5 triệu đ/tấn) và rồi 10/2/2009 Vigecam lại bán số phân trên cho Cty CP Năm Sao với giá chỉ 6.000.000 đ/tấn. Chỉ 270 tấn phân thôi nhưng với vài động tác mua đi bán lại mà Vigecam đã làm bốc hơi 2.565.000.000 đ tiền đóng thuế của bao nhiêu người dân.

Mặc dù buôn đâu lỗ đấy nhưng Vigecam còn có các nguồn tiền khác từ việc cho thuê nhà và kho bãi nên chẳng những khỏa lấp được lỗ mà còn tưng bừng “thưởng” với số tiền lên tới 18.149.756.547 đồng. Trong lúc theo quy định của Bộ Tài chính thì trích khen thưởng không vượt quá 3 tháng lương, tương đương 2.972.704.571 đồng. Như vậy đã có đến hơn 15 tỷ đồng tiền có nguồn gốc từ ngân sách chui vào túi cá nhân. Nhưng số tiền trên có thực sự vào túi anh em CB-CNV hay không thì chưa chắc vì phiếu chi ngày 4/2/2010 Vigecam trích thưởng 500 triệu đồng cho các phòng ban nhưng đến 17/10/2010 một số phòng ban vẫn chưa nhận được, tương tự ngày 22/3/2010 Vigecam đã chi phúc lợi 662 triệu đồng trên sổ sách nhưng mãi đến 2/6/2010 (khi có thanh tra) thì số tiền trên mới về đến quỹ công đoàn.

Không những chia chác nhau, Vigecam còn mến khách quá đỗi, trong 2 năm 2008, 2009 và 4 tháng đầu năm 2010 đã chi 1.405.000.000 đ tiếp khách, mua 530.000.000 đ rượu chè, mua 172.590.000 đ điện thoại tặng khách.

“TÂM TAI”

Tai tiếng bất nhân tâm nhất là việc Vigecam tự quyết định không bán nhà ở dự án phường Dịch Vọng (Hà Nội) cho 12 hộ là cán bộ Bộ Nông nghiệp đã góp vốn mua từ năm 2000. Khu đất này nguyên là dự án của Cty Tiếp thị Nông nghiệp trong vụ án Lã Thị Kim Oanh lừng lẫy. Sau khi xử, Vigecam được giao kế thừa Cty Tiếp thị với nhiều khối tài sản lớn nhưng lại phớt lờ các quyền lợi của những người liên quan.

Mặc dù không còn nhà bán cho người đã góp vốn nhưng Vigecam vẫn còn thừa thãi để “phân phối” cho chính mình và có đến 11 nhà bán “ngoại giao” cho “đối tác” bên ngoài, mặc cho ý kiến chỉ đạo của Bộ NN-PTNT là Vigecam phải bán cho 12 hộ đã góp vốn trên.

Mặt khác với nguyên tắc “định giá 50 triệu đ/m2 đồng hạng, ưu tiên lựa chọn vị trí từ trên xuống”, trong lúc giá hiện nay đang từ 170 – 200 triệu/m2 thì đã có khoảng vài ba trăm tỷ đồng của nhà nước bị thất thoát. Những người được phân phối chỉ cần sang tay hợp đồng mua nhà cũng đã có 5-7 tỷ tiền lời. Vậy là TP Hà Nội bỏ ra một khu đất vàng, ngân sách nhà nước trung ương bỏ thêm hơn 106 tỷ đồng để đền bù, giải tỏa, san lấp mặt bằng để cuối cùng “tự phân phối” chia nhau.

Không những lật lọng với người góp vốn cũ, phớt lờ ý kiến chỉ đạo của Bộ chủ quản, mà cả với Thủ tướng Vigecam cũng coi như không, ngày 17/4/2008 Thủ tướng CP có quyết định 390/QĐ-TTg quy định tạm dừng mua sắm ô tô, kể cả ô tô phục vụ chiến đấu của công an và quân đội để kiềm chế lạm phát nhưng Vigecam vẫn bỏ nhiều tỷ đồng mua Camry, xe Prado dùng đưa rước lãnh đạo.

“TẦM TAI”

Trả lời phỏng vấn của một nhà báo về việc dư luận đang khả nghi ông Nguyễn Đức Phong, TGĐ Vigecam chỉ có bằng tốt nghiệp đại học tại chức mà không có bằng tốt nghiệp trung học, ông Phong đã trả lời rất hay “Bằng của tôi lên Bộ mà hỏi”

Sự việc thế nào? Trước khi chuẩn bị bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Phong từ PTGĐ TCT Chè về làm TGĐ Vigecam, đã có tố giác ông Phong không có bằng tốt nghiệp cấp 3 (PTTH), Bộ NN-PTNT đã giao cho tổ chức xác minh và được Trường quân sự quân đoàn 3 chứng nhận “đã học xong chương trình bổ túc và tốt nghiệp (hệ 10/10 bổ túc văn hóa)”. Phó CN khoa tại chức Trường đại học ngoại thương cũng trả lời “có 1 giấy chứng nhận bản gốc đã học hết cấp 3, hệ Bổ túc văn hóa tại trường kỹ thuật, quân chính, quân đoàn 3”, “do thời gian quá lâu nên bản chính bằng bổ túc văn hóa không còn”. Mặc dù có 2 giấy chứng nhận dấu đỏ nhưng tổ chức Bộ vẫn chưa an tâm nên thêm vào hồ sơ giấy cam kết “Tôi Nguyễn Đức Phong … cam kết có giấy chứng nhận bản gốc cấp 3, hệ bổ túc văn hóa 10/10 tại trường kỹ thuật, quân chính quân đoàn 3”. Nhờ các giấy ấy mà ông Phong được Bộ NN-PTNT bổ nhiệm TGĐ Vigecam.

Thế nhưng làm việc với Thanh tra Chính phủ thì Trường quân sự quân đoàn 3 lại xác nhận lại “Trường không có thẩm quyền cấp bằng BTVH cho học viên mà thẩm quyền đấy thuộc về Cục nhà trường, Bộ Tổng tham mưu”. Cục nhà trường Bộ Tổng tham mưu có văn bản xác nhận “trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp từ 7/1984 đến 7/1985 (khóa ông Phong học) tại hội đồng thi trường Văn hóa quân đoàn 3 không có thí sinh nào tên là Nguyễn Đức Phong và cũng không có tên trường Kỹ thuật quân chính quân đoàn 3”.

Sự việc đến đây thì đã rõ ràng, ông Phong thật sự không có bằng tốt nghiệp cấp 3, nhưng nếu bắt lý ông Phong khai man thì cũng không được vì chưa bao giờ ông Phong tự nói rằng có bằng, việc hiểu sai “học xong” với “tốt nghiệp” là lỗi của tổ chức. TGĐ Phong quả là người khôn, tinh thông chữ nghĩa.

Một TCty Nhà nước mà có ông TGĐ học hành như vậy, “khôn” như vậy thì làm sao lèo lái được con thuyền ra biển (?!).

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất